Thứ Hai, 14 tháng 3, 2016

Kỳ thị phân biệt đối xử làm dịch HIV phát triển nhanh hơn

Không dám tiết lộ thông tin mình bị nhiễm HIV, từ chối điều trị hoặc không áp dụng các biện pháp phòng tránh lây nhiễm HIV cho những người xung quanh...


Đây là một trong những nguyên nhân làm cho HIV ngấm ngầm gia tăng trong cộng đồng.
Hệ lụy của kỳ thị
Khi biết mình nhiễm HIV, L. ở Mường Thanh (Điện Biên) đã không khỏi bàng hoàng. Anh như bị chìm trong sự đau khổ đến tuyệt vọng. Nhưng điều sợ nhất đối với anh lại là những chuỗi ngày sau đó anh phải đối mặt với sự soi mói, ghẻ lạnh của những người xung quanh.
L. cho biết: “Họ nhìn tôi bằng ánh mắt lạnh lẽo, thờ ơ và có những lời nói, hành động xúc phạm đến tôi và gia đình. Một thời gian dài tôi phải sống trong sự cô đơn, tách rời khỏi các sinh hoạt của cộng đồng”.
Kỳ thị phân biệt đối xử làm dịch HIV phát triển nhanh hơn
Không kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV
Thiệt thòi hơn là trường hợp của Th. Cô gặp phải sự kỳ thị phân biệt đối xử ngay chính trong gia đình, bởi những người ruột thịt. Th. bị nhiễm HIV từ chồng (chồng Th. là người nghiện ma túy). Một lần về thăm bố mẹ đẻ, khi Th. lấy chậu rửa mặt, cô cũng không thể ngờ vừa rửa xong thì bố đẻ cô lập tức lấy ngay dầu hỏa đốt chậu mà cô vừa sử dụng vì sợ lây nhiễm HIV sang người khác.
Cũng chính vì sự kỳ thị và phân biệt đối xử nên N. - một giáo viên tại Điện Biên được xác định nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS phải từ chối điều trị bằng thuốc ARV tại cơ sở y tế gần nhà. Còn T. ở thị trấn Mường Ảng khi đến Trung tâm để tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện được cung cấp sách hướng dẫn phòng chống HIV/AIDS nhưng không dám nhận. 
Thậm chí, ngay cả việc một người đột nhiên quan tâm đến các kiến thức về phòng, chống HIV cũng khiến những người xung quanh để ý và đặt câu hỏi: “Tại sao nó nghiên cứu kỹ về vấn đề này thế nhỉ? Phải chăng nó đã bị nhiễm HIV?”.
Do bị kỳ thị phân biệt đối xử nên người nhiễm HIV và bệnh nhân AIDS đã không dám tiết lộ thông tin về tình trạng nhiễm HIV của mình. Những người có hành vi nguy cơ cao không dám đi xét nghiệm và không áp dụng các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm HIV cho người khác vì sợ bị phát hiện. Và cũng chính do bị kỳ thị làm cho người nhiễm HIV/AIDS đôi khi có những phản ứng tiêu cực, chẳng hạn như cố tình làm lây lan HIV cho người khác... Tất cả những điều này đã làm cho dịch HIV/AIDS ngấm ngầm lan ra trong cộng đồng.
Xóa bỏ cách nào?
BS. Trịnh Thị Thảo - Khoa Truyền thông-Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh Điện Biên cho biết, nguồn gốc và nguyên nhân của sự kỳ thị và phân biệt đối xử là do thiếu hiểu biết về HIV/AIDS, nhất là việc cho rằng HIV có thể lây qua những tiếp xúc thông thường như ăn cùng mâm, đi chung xe, dùng chung nhà vệ sinh... Do việc truyền thông không đúng đắn trong một thời gian dài trước đây, khi nói đến HIV/AIDS, người ta luôn đưa ra những hình ảnh đầu lâu, lưỡi hái tử thần... khiến người dân sợ bệnh AIDS và sợ luôn cả người mắc AIDS.
Hơn nữa, người nghiện ma túy và mại dâm lại nằm trong số những người đầu tiên bị nhiễm HIV. Điều này đã làm cho cộng đồng gắn HIV với các tệ nạn xã hội càng làm tăng thêm sự kỳ thị, phân biệt đối xử với người sống cùng HIV/AIDS.
Chống kỳ thị và phân biệt đối xử là trách nhiệm chung của tất cả mọi người trong cộng đồng, mọi gia đình, các ngành, các cấp, các đoàn thể xã hội. Nhưng theo BS. Trịnh Thị Thảo, trước hết phải xóa bỏ những quan niệm không đúng về HIV/AIDS trong mỗi người dân. Vì AIDS là một bệnh và không được gắn HIV/AIDS với các tệ nạn xã hội. HIV không lây qua những tiếp xúc thông thường.
Việc chống kỳ thị phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS là trách nhiệm chung của tất cả mọi người trong cộng đồng, mọi gia đình, các ngành, các cấp, các đoàn thể xã hội. Những người nhiễm HIV/AIDS cũng là những người con, người anh, người em trong mỗi gia đình. Bởi vậy, việc khơi dậy tấm lòng tương thân tương ái, sự cưu mang, đùm bọc của mỗi cá nhân, gia đình và của cộng đồng đối với những người bị nhiễm HIV/AIDS là rất quan trọng.
Cộng đồng những người nhiễm HIV rất cần được hòa nhập, được chung sống và cùng lao động. Họ cần được biết tình trạng nhiễm HIV/AIDS của bản thân, được trao đổi học hỏi lẫn nhau về kinh nghiệm sống cũng như cần sự tư vấn hỗ trợ của xã hội về cách làm việc, cách sống có ích.
Hơn nữa, cũng cần phải loại bỏ kiểu truyền thông mang tính hù dọa, những hình ảnh chết chóc hay tiêu cực làm cho mọi người sợ hãi và hiểu lầm sự lây lan của HIV. Song song với truyền thông về các đường lây truyền của HIV thì cũng cần truyền thông cho người dân hiểu rằng HIV là bệnh lây nhưng không dễ dàng như mọi người lầm tưởng.
HIV không lây qua các tiếp xúc thông thường, ăn uống chung, sinh hoạt chung. Đồng thời cũng cần huy động người nhiễm HIV tham gia vào các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS để tiến tới bình thường hóa sự hiện diện của người nhiễm HIV trong cộng đồng.
BS. Thảo cho biết, nếu xóa bỏ được kỳ thị, người nhiễm HIV/AIDS sẽ tự công khai danh tính. Họ sẽ được tư vấn các biện pháp phòng ngừa và tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc, điều trị. Nếu họ được tư vấn, chăm sóc, điều trị tốt vẫn có thể sống và làm việc lâu dài có ích cho bản thân, gia đình, cộng đồng và xã hội. Đặc biệt, họ sẽ là những tuyên truyền viên tích cực và có hiệu quả nhất trong công cuộc phòng chống HIV/AIDS.

ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   

Thuốc chống phơi nhiễm HIV - khi nào nên dùng


Việc dự phòng thuốc chống phơi nhiễm HIV khi gặp tình huống rủi ro có sự tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc các dịch tiết từ cơ thể người có HIV là rất quan trọng và rõ ràng là giúp người bị phơi nhiễm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm HIV.
Những trường hợp nào có thể điều trị dự phòng thuốc chống phơi nhiễm HIV?
Tất cả các trường hợp có nguy cơ lây nhiễm HIV (dù thấp hay cao) đều có thể điều trị dự phòng bằng thuốc chống phơi nhiễm HIV bằng thuốc kháng vi rút (được viết tắt là ARV).

Về mặt lý thuyết, chỉ khi nào có sự tiếp xúc trực tiếp với máu và các dịch tiết của cơ thể người có HIV thì mới có nguy cơ lây nhiễm HIV. Cụ thể là:
- Máu, chất dịch cơ thể của người có HIV bắn vào các vùng da bị tổn thương (chàm, bỏng, vết loét, xây xước từ trước) hoặc bắn vào niêm mạc (mắt, mũi, họng…).
    - Tổn thương qua da do các ống đựng máu hoặc chất dịch của người có HIV bị vỡ đâm vào.

    - Vết thương do bị bơm kim tiêm hoặc các dụng cụ sắc nhọn đã hoặc đang dùng cho người có HIV đâm vào.

    - Quan hệ tình dục với người có HIV mà không sử dụng bao cao su.
    Đánh giá nguy cơ phơi nhiễm HIV:
      - Không có nguy cơ lây nhiễm: Nếu máu và dịch tiết của người có HIV bắn vào những vùng da lành (không bị tổn thương hay xây xước).

      - Nguy cơ lây nhiễm thấp: Khi tổn thương da xây xát nông, không chảy máu hoặc chảy máu ít hoặc máu và chất dịch cơ thể của người bệnh bắn vào niêm mạc không bị tổn thương viêm loét.

      - Nguy cơ lây nhiễm cao: tổn thương da sâu, rộng, chảy nhiều máu, máu và chất dịch cơ thể của người có HIV bắn vào các vùng da, niêm mạc bị tổn thương viêm loét rộng từ trước.


      Cần làm gì trước khi bắt đầu điều trị?
        - Xét nghiệm máu để kiểm tra xem tại thời điểm hiện tại đã có vi rút HIV hay chưa (có thể bắt đầu điều trị ngay khi chưa có kết quả xét nghiệm nhưng nếu có kết quả xét nghiệm là dương tính thì dừng điều trị ngay).

        - Xét nghiệm nguồn lây nhiễm, nếu kết quả xét nghiệm là âm tính thì không cần điều trị hoặc dừng điều trị, tuy nhiên, cần nghĩ đến yếu tố nguồn lây nhiễm là người nghi có HIV đang ở trong giai đoạn cửa sổ (các xét nghiệm chưa tìm thấy kháng thể kháng vi rút HIV trong nguồn lây nhiễm) để quyết định việc dừng điều trị hay tiếp tục điều trị.
        Thời gian điều trị như thế nào?
        Cần tiến hành điều trị ARV ngay cho người bị phơi nhiễm, đặc biệt là những người có nguy cơ lây nhiễm cao, càng sớm càng tốt. Tốt nhất là điều trị ARV sớm từ 2 đến 6 giờ sau khi bị phơi nhiễm và không điều trị muộn quá 72 giờ (3 ngày) kể từ khi có hành vi nguy cơ.  
        Thời gian điều trị thuốc ARV dự phòng phơi nhiễm kéo dài liên tục trong 4 tuần 
        Sử dụng thuốc kháng vi rút như thế nào (phác đồ)?
        Phác đồ điều trị dự phòng thuốc chống phơi nhiễm HIV thường gồm 2 loại thuốc chống ARV, hai loại phác đồ hay được sử dụng hiện nay là:
        ZDV (Zidovudine) + 3TC (Lamivudine) hoặc d4T (Satvudine) + 3TC (Lamivudine)
        Trong trường hợp có nguy cơ phơi nhiễm cao, có thể sử dụng thêm NFV (Nelfinavir)/ LPV (Lopinavir) hoặc EFV (Efavirenz). 
        Liều lượng điều trị như thế nào?
        3TC : 150mg uống 2 lần / ngày
        ZDV: 300mg uống 2 lần/ngày hoặc d4T : với người có trọng lượng dưới 60 kg: 30 mg uống 2 lần/ ngày, với người có trọng lượng từ 60 kg trở lên:  40 mg uống 2 lần / ngày
        NFV : 1250 mg uống 2 lần/  ngày
        LPV/r : 400mg/ 100mg uống 2 lần/ngày
        EFV : 600 mg uống một lần vào buổi tối, trước khi đi ngủ là tốt nhất.
        Chi phí điều trị như thế nào?
        Hiện nay, chỉ các trường hợp bị phơi nhiễm HIV khi đang làm nhiệm vụ chuyên môn mới được điều trị dự phòng miễn phí còn các trường hợp phơi nhiễm do cá nhân có hành vi nguy cơ không được hưởng chế độ miễn phí này. 
        Tuy nhiên, những người bị phơi nhiễm có thể mua thuốc chống phơi nhiễm HIV tại các hiệu thuốc theo chống chỉ định của bác sĩ. Theo BS Trần Quốc Tuấn, BV Đống Đa, Hà Nội, chi phí cho một lần điều trị phơi nhiễm bằng thuốc ARV do nước ta sản xuất khoảng 1.200.000 đồng, còn nếu là thuốc ngoại thì khoảng 4.500.000 đồng. Các bạn có thể nháy chuột vào địa chỉ sau để xem danh sách chi tiết các điểm bán thuốc ARV ở Việt nam.
        Những lưu ý khi điều trị dự phòng thuốc chống phơi nhiễm HIV?
          Thuốc kháng vi rút ARV có những tác động HIV, ảnh hưởng không tốt đến cơ thể, do vậy trong suốt quá trình sử dụng thuốc phơi nhiễm phải tuân thủ nghiêm ngặt chống chỉ định của bác sỹ và có sự theo dõi chặt chẽ của bác sỹ cũng như người thân.

          Trong thời gian điều trị dự phòng ARV cần theo dõi tác dụng phụ của thuốc ARV thông qua các xét nghiệm: Xét nghiệm công thức máu, đo chỉ số men gan ALT/SGPT lúc bắt đầu điều trị và sau khi điều trị được 2 tuần, xét nghiệm đường máu. 

          Đồng thời, người bị phơi nhiễm cần xét nghiệm HIV lại sau 2,5 tháng (tương đương với 10 tuần) kể từ thời điểm bị phơi nhiễm/ có hành vi nguy cơ. Nếu kết quả xét nghiệm là âm tính, có thể yên tâm rằng không bị lây nhiễm HIV trong tình huống đó. 

          Trong thời gian điều trị dự phòng thuốc chống phơi nhiễm HIV và chờ làm xét nghiệm, người bị phơi nhiễm cần thực hiện các biện pháp dự phòng lây nhiễm cho người khác bằng cách sử dụng thuốc chống phơi nhiễm HIV.
          Việc dự phòng lây nhiễm HIV khi gặp tình huống rủi ro có sự tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc các dịch tiết từ cơ thể người có HIV là rất quan trọng và rõ ràng là giúp người bị phơi nhiễm HIV giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm HIV.
          Tuy nhiên, mỗi lần điều trị phơi nhiễm thường kéo dài và có những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe, kinh tế, tâm lý… chính vì vậy, không coi điều trị phơi nhiễm là biện pháp bảo vệ bản thân khỏi nguy cơ lây nhiễm HIV mà cần chủ động phòng tránh lây nhiễm HIV bằng các biện pháp tích cực, chủ động hơn trong việc dùng thuốc chống phơi nhiễm HIV.


          ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                                         

               DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
                     VĂN PHÒNG 0906143408   

          Thuốc chống phơi nhiễm HIV

          Phơi nhiễm HIV là thuật ngữ dùng để chỉ sự tiếp xúc niêm mạc hay da không nguyên vẹn với máu, mô hay các dịch cơ thể khác có nguy cơ lây nhiễm HIV.


          Khi có phơi nhiễm với HIV, người bệnh cần được điều trị dự phòng bằng thuốc chống phơi nhiễm HIV (ARV) trong vòng 72 giờ. Việc dự phòng thuốc chống phơi nhiễm HIV khi gặp tình huống rủi ro có sự tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc các dịch tiết từ cơ thể người có HIV là rất quan trọng.
          Phơi nhiễm HIV là gì?
          Theo định nghĩa của Bộ Y tế thì phơi nhiễm HIV là thuật ngữ dùng để chỉ sự tiếp xúc niêm mạc hay da không nguyên vẹn với máu, mô hay các dịch cơ thể khác có nguy cơ lây nhiễm HIV.
          Các trường hợp cần sử dụng thuốc chống phơi nhiễm
          Tất cả các trường hợp tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch của người nhiễm HIV như:
          - Bị kim đâm vào khi làm thủ thuật y tế tiêm truyền hoặc lấy máu làm xét nghiệm.
          - Vết thương do dao mổ hay các dụng cụ sắc nhọn đã dùng cho người nhiễm HIV/AIDS chọc, đâm vào gây chảy máu.
          Nguồn ảnh: Internet.
          - Bị tổn thương qua da do các ống đựng máu hoặc chất dịch của người bệnh bị vỡ đâm vào.
          - Máu, chất dịch của người có HIV bắn vào các vùng da bị tổn thương, vào niêm mạc (mắt, mũi, họng).
          - Bị người khác dùng kim tiêm đã sử dụng có máu (có chứa virus HIV) đâm vào, hoặc những người trong khi làm nhiệm vụ (công an, bác sĩ…) cấp cứu tai nạn giao thông, bắt tội phạm…
          Tình dục không an toàn: Quan hệ tình dục với người có HIV mà không sử dụng bao cao su.
          Trước khi sử dụng thuốc cần đánh giá các nguy cơ nhiễm HIV:
          - Không có nguy cơ lây nhiễm: Nếu máu và dịch tiết của người có HIV bắn vào những vùng da lành (không bị tổn thương hay xây xước)
          - Nguy cơ lây nhiễm thấp: Khi tổn thương da xây xát nông, không chảy máu hoặc chảy máu ít hoặc máu và chất dịch cơ thể của người bệnh bắn vào niêm mạc không bị tổn thương viêm loét.
          - Nguy cơ lây nhiễm cao: Tổn thương da sâu, rộng, chảy nhiều máu, máu và chất dịch cơ thể của người có HIV bắn vào các vùng da, niêm mạc bị tổn thương viêm loét rộng từ trước.
          Nguồn ảnh: Internet.
          Tác dụng của thuốc
          - Ức chế sự nhân lên của virus và kìm hãm lượng virus trong máu ở mức thấp nhất.
          - Thuốc còn giúp phục hồi chức năng miễn dịch, giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội, cải thiện chất lượng sống và tăng khả năng sống sót cho bệnh nhân.
          Thời gian điều trị
          - Cần tiến hành điều trị ARV ngay cho người bị phơi nhiễm, đặc biệt là những người có nguy cơ lây nhiễm cao, càng sớm càng tốt.
          - Tốt nhất là điều trị ARV sớm từ 2 đến 6 giờ sau khi bị phơi nhiễm và không điều trị muộn quá 72 giờ (3 ngày) kể từ khi có hành vi nguy cơ. 
          - Thời gian điều trị thuốc ARV dự phòng phơi nhiễm kéo dài liên tục trong 4 tuần .
          Những lưu ý khi điều trị
          - Trong suốt quá trình sử dụng thuốc phơi nhiễm phải tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định của bác sĩ và có sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ cũng như người thân.
          - Trong thời gian điều trị dự phòng ARV cần theo dõi tác dụng phụ của thuốc ARV thông qua các xét nghiệm: Xét nghiệm công thức máu, đo chỉ số men gan ALT/SGPT lúc bắt đầu điều trị và sau khi điều trị được 2 tuần, xét nghiệm đường máu.
          Nguồn ảnh: Internet.
          - Đồng thời, người bị phơi nhiễm cần xét nghiệm HIV lại sau 2,5 tháng (tương đương với 10 tuần) kể từ thời điểm bị phơi nhiễm/ có hành vi nguy cơ. Nếu kết quả xét nghiệm là âm tính, có thể yên tâm rằng không bị lây nhiễm HIV trong tình huống đó.
          - Trong thời gian điều trị dự phòng thuốc chống phơi nhiễm HIV và chờ làm xét nghiệm, người bị phơi nhiễm cần thực hiện các biện pháp dự phòng lây nhiễm cho người khác bằng cách sử dụng thuốc chống phơi nhiễm HIV.
          Trong trường hợp không may gặp những rủi ro với phơi nhiễm HIV, người trong cuộc sẽ không tránh khỏi sự lo lắng, sợ hãi và bối rối vì không biết xử lý thế nào. Trong thực tế, không phải trường hợp nào người bị phơi nhiễm HIV cũng đồng nghĩa với việc bị nhiễm HIV. 
          Điều này còn tuỳ thuộc vào từng hành vi cụ thể và mức độ nguy cơ của những hành vi đó. Trong trường hợp gặp rủi ro, việc xử lý sau phơi nhiễm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, giúp hạn chế được những nguy cơ lây nhiễm HIV.

          ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                                         

               DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
                     VĂN PHÒNG 0906143408   

          Làm gì khi lỡ "quan hệ" với người bị HIV?

          Cách xử lý khi "quan hệ" với người nhiễm HIV
          Trong một lần lỡ "quan hệ" với "gái bán hoa" và bị rách bao su, anh Q. (28 tuổi, Hà Nội) rất lo lắng khi cô gái này thú nhận đã nhiễm HIV. Với trường hợp này, BS.CKII, Thầy thuốc ưu tú  Nguyễn Thúy Lan tư vấn cách xử lý.
          Về mặt lý thuyết, chỉ khi nào có sự tiếp xúc trực tiếp với máu và các dịch tiết của cơ thể người có HIV thì mới có nguy cơ lây nhiễm. Chẳng hạn, khi bị máu, chất dịch cơ thể của người có HIV bắn vào các vùng da tổn thương (chàm, bỏng, vết loét, xây xước từ trước) hoặc niêm mạc (mắt, mũi, họng...).
          Ngoài ra, chúng ta còn có thể bị lây nhiễm thông qua các tổn thương qua da do ống đựng máu hoặc chất dịch của người có HIV bị vỡ đâm vào hoặc vết thương do bị bơm kim tiêm hoặc các dụng cụ sắc nhọn đã hoặc đang dùng cho người có HIV đâm vào.
          Khi "quan hệ" với một người chắc chắn đã bị HIV, khả năng lây từ 60 - 70% tùy thuộc vào nhiều yếu tố như cường độ "quan hệ", mức độ trầy xước do "quan hệ" gây ra, mức độ viêm nhiễm của buồng tử cung, lượng virus HIV trong tinh dịch (người bị nhiễm HIV đang ở giai đoạn nào, càng giai đoạn sau thì khả năng lây càng cao).
          Thực tế không thể khẳng định sau khi "quan hệ" anh Q. có bị lây nhiễm hay không. Để biết kết quả chính xác nhất anh cần phải tiến hành xét nghiệm. Tuy nhiên cách này lại phải chờ lâu mới có kết quả.
          Sau khi "quan hệ", nếu nghi ngờ bị lây, chúng ta phải ngay lập tức liên hệ với trung tâm HIV - AIDS để xin thuốc điều trị dự phòng phơi nhiễm (2 hoặc 3 loại). Điều trị chống phơi nhiễm bắt buộc phải tiến hành sớm ngay sau khi có các hành vi nguy cơ.
          Lưu ý khi dùng thuốc chống phơi nhiễm HIV
          Chỉ hiệu quả khi dùng sớm: Những người có nguy cơ lây nhiễm cao, cần phải dùng thuốc càng sớm càng tốt. Tốt nhất là điều trị sớm từ 2-6h sau khi bị phơi nhiễm và không điều trị muộn quá 72h (3 ngày) kể từ khi có hành vi nguy cơ.  
          Thời gian điều trị kéo dài liên tục trong 28 ngày. Sau 10 tuần kể từ thời điểm bị phơi nhiễm hoặc có hành vi nguy cơ, bạn cần tái xét nghiệm HIV. Nếu kết quả âm tính, bạn có thể yên tâm không bị nhiễm.
          Địa chỉ mua thuốc: Các loại thuốc chống phơi nhiễm HIV này không bán lẻ ở bên ngoài. Có thể điều trị tại phòng cấp cứu các bệnh viện, phòng khám ngoại trú Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS địa phương. Ví dụ, tại Hà Nội BV Đống Đa, Nhiệt đới... đang có loại thuốc này.
          Chi phí điều trị: Thuốc chống phơi nhiễm do nước ta sản xuất khoảng 1,2 triệu đồng, nếu thuốc ngoại khoảng 4,5 triệu đồng.
          Khuyến cáo: Điều trị bằng thuốc chống phơi nhiễm HIV không phải là lựa chọn cho những người thường xuyên phơi nhiễm. Cách chống phơi nhiễm tốt nhất là quan hệ tình dục lành mạnh và dùng bao cao su thường xuyên, đúng cách.


          ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                                         

               DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
                     VĂN PHÒNG 0906143408   

          HIV lây nhiễm qua vật dụng cá nhân, “đừng uổng phí 1 đời”



          HIV (Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải) vẫn là nỗi kinh hoàng với bất cứ ai. Hiện nay vẫn chưa có cách chữa bệnh, người nhiễm H chỉ có thể duy trì thời gian sống bằng các loại thuốc.
          Rất nhiều người từng lo lắng khi dùng chung đồ dùng cá nhân với người có H hoặc nghi nghiễm H vì sợ lây bệnh. Vậy thì thực sự HIV có lây qua đồ dùng cá nhân?

          Các con đường lây nhiễm chính

          Hầu hết chúng ta đã biết, HIV lây qua 3 con đường: Từ mẹ sang con, quan hệ tình dục và qua đường máu.

          - Từ mẹ sang con

          Nếu người phụ nữ bị nhiễm HIV mà có bầu, thì sẽ tạo ra nguy cơ lây nhiễm cho bào thai. Tuy thế, không phải cứ người mẹ có H thì người con sẽ lây bệnh. Hiện nay đã có những loại thuốc phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS từ mẹ sang con rất hiệu quả, một trong số đó là ARV.

          Nếu dùng thuốc đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ, mẹ sẽ giúp giảm khả năng đứa trẻ không nhiễm bệnh lên đến 70%. Thậm chí bà mẹ vẫn có thể cho con bú trong 6 tháng đầu.

          HIV có lây nhiễm qua vật dụng cá nhân - ảnh 1Không phải cứ mẹ nhiễm HIV thì con khi sinh ra cũng có bệnh (Ảnh minh họa: Internet)

          - Lây nhiễm qua đường tình dục

          Vi-rút HIV có trong tinh dịch của đàn ông và dịch âm đạo của phụ nữ. Điều đó có nghĩa là, nếu 1 trong 2 người có H, thì có khả năng lây nhiễm đối phương. Mặc dù vậy, quan hệ tình dục vẫn có khả năng lây nhiễm thấp nhất trong các con đường.

          ThS. Nguyễn Kiên Cường, Viện Y học Dự phòng Quân đội cho biết: "Theo tài liệu của Hiệp hội an toàn tình dục và Phòng chống HIV của Anh, dựa trên các kết quả nghiên cứu tại Anh, tỷ lệ trung bình lây truyền bệnh từ nữ giới bị nhiễm HIV sang nam giới sau 1 lần quan hệ tình dục không an toàn qua đường âm đạo là 0,082 %.

          Điều này có nghĩa là trong số 1120 người đàn ông sau một lần quan hệ tình dục không an toàn với phụ nữ nhiễm HIV, thì có 1 người đàn ông bị lây nhiễm HIV (điều này đúng với xác xuất 95%)". Đối với nữ, tỉ lệ lây nhiễm là 0,1% nếu quan hệ qua đường âm đạo và qua đường miệng 0.02%.

          Tuy tỉ lệ lây nhiễm thấp nhưng không chắc chắn bạn sẽ không nằm trong số những người nhiễm bệnh nếu quan hệ không an toàn. Thậm chí, vẫn có người nhiễm vi-rút ngay từ lần quan hệ đầu tiên. Do vậy, hãy sử dụng bao cao su khi quan hệ.

          - Lây qua đường máu

          HIV có chủ yếu trong máu, vì vậy, mọi tiếp xúc trực tiếp giữa máu của người nhiễm HIV/AIDS với người không có H có tỉ lệ lây nhiễm cao nhất. Nếu truyền máu của người có H sang người bình thường thì hầu hết sẽ nhiễm bệnh. Tiêm chích mà túy có tỉ lệ thấp hơn, nếu chỉ 1 lần dùng chung bơm kim tiêm, xác suất khoảng 0,67% người; với kim tiêm vấy nhiễm thì tỉ lệ là 1/200 hoặc 1/300.

          Ngoài ra là lây nhiễm qua các vết thương hở như: Vết xước trên cơ thể tiếp xúc với máu có H, hở chân răng khi hôn…

          HIV có lây nhiễm qua vật dụng cá nhân - ảnh 2Dùng chung đồ dùng cá nhân có tỉ lệ nhiễm HIV thấp (Ảnh minh họa: Internet)

          Dùng chung vật dụng cá nhân có nhiễm bệnh?

          Trong cuộc sống, có không ít người trong chúng ta đã từng dùng vật dụng cá nhân với người khác như: Khăn mặt, bàn chải đánh răng, dao cạo râu… Vậy thì khả năng lây nhiễm bệnh qua những vật dụng này như thế nào?

          Theo ThS. Nguyễn Kiên Cường: "Về lý thuyết thì nếu dùng chung vật dụng cá nhân có dính máu của người nhiễm HIV, khi sử dụng chung những vật này, da bị xước, trợt, loét thì có thể làm lây nhiễm HIV". Vậy thì có thể hiểu rằng, nếu sử dụng chung vật dụng cá nhân thì hoàn toàn có thể bị lây nhiễm HIV/AIDS.

          Nhưng có một sự thật là, HIV không thể sống lâu ở điều kiện bên ngoài. Vì vậy, nếu sau một ngày hoặc lâu hơn, là người đầu tiên dùng chung đồ với người có H thì gần như 100% sẽ không bị nhiễm bệnh.

          Nếu thời gian dùng chung quá gần nhau, thì cũng có xác suất lây bệnh nhưng không cao. Từ trước tới nay, rất ít trường hợp bị lây nhiễm HIV/AIDS qua vật dụng cá nhân được phát hiện. Thậm chí, chưa có trường hợp nào lấy nhiễm qua đường dao cạo râu được biết đến.

          Cũng theo ThS. Nguyễn Kiên Cường, nếu nghi ngờ nhiễm HIV, thì những người từng sử dụng chung đồ dùng với người nhiễm HIV nên đi xét nghiệm HIV để biết rõ bệnh tình và an tâm hơn.

          ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                                         

               DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
                     VĂN PHÒNG 0906143408   

          Thứ Sáu, 25 tháng 12, 2015

          Biến chứng của sốt xuất huyết nguy hiểm đến mức nào?

          Lượng huyết tương thoát ra ồ ạt khiến bụng chướng to, làm tăng nguy cơ tử vong... chỉ là một trong nhiều biến chứng đáng sợ của bệnh sốt xuất huyết.


          Rùng mình nhũng bien chung nguy hiem của bẹnh sót xuát huyét
          Bệnh sốt xuất huyết là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có nhiều biến chứng chết người. Bệnh thường bắt đầu bằng triệu chứng sốt với 3 đặc điểm: đột ngột, liên tục và sốt cao. Triệu chứng xuất huyết thường xảy ra sau khi bắt đầu sốt một vài ngày và rất đa dạng: chảy máu cam, chảy máu dưới da, nôn hay đi ngoài ra máu.
          Rùng mình nhũng bien chung nguy hiem của bẹnh sót xuát huyét-Hinh-2
          Nhiều bệnh nhân sốt xuất huyết không được điều trị đúng cách hoặc điều trị muộn có thể gặp phải biến chứng nguy hiểm chết người
          Rùng mình nhũng bien chung nguy hiem của bẹnh sót xuát huyét-Hinh-3
          Biến chứng thường gặp nhất khi bị sốt xuất huyết và cũng là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các trường hợp tử vong là thoát huyết tương. Đó là hiện tượng huyết tương bị thoát qua thành mạch, kéo theo nước dẫn đến mất một lượng nước lớn trong tuần hoàn gây trụy mạch.
          Rùng mình nhũng bien chung nguy hiem của bẹnh sót xuát huyét-Hinh-4
          Nguy hiểm hơn, nếu lượng huyết tương bị thoát lớn, ồ ạt sẽ gây bụng to, cổ chướng. Vì vậy, bệnh nhân phải được phát hiện sớm bằng cách theo dõi, khám màng bụng, màng phổi, siêu âm và làm các xét nghiệm.
          Rùng mình nhũng bien chung nguy hiem của bẹnh sót xuát huyét-Hinh-5
          Loại biến chứng sốt xuất huyết thứ hai gây nguy hiểm là xuất huyết bất thường do rối loạn nguyên tố đông máu như: chảy máu cam dữ dội, rong kinh, chỗ chích bị bầm tím, xuất huyết đường tiêu hóa, xuất huyết nội tạng... Ở người lớn, khi mắc bệnh SXH, tỷ lệ xuất huyết não chiếm 1%, máu chảy lan nhiều chỗ trong não. Đây là nguyên nhân dẫn đến nguy cơ tử vong cao ở người lớn mắc bệnh SXH.
          Rùng mình nhũng bien chung nguy hiem của bẹnh sót xuát huyét-Hinh-6
          Một biến chứng thường gặp nữa là tổn thương một số cơ quan nội tạng như suy gan, não, suy hô hấp, thận. Đặc biệt, những bệnh nhân đã có những bệnh nền như suy thận, suy gan do rượu... thì sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng.
          Rùng mình nhũng bien chung nguy hiem của bẹnh sót xuát huyét-Hinh-7
          Với những người bị sốt xuất huyết thì sau khi điều trị xong vẫn có thể để lại một số biến chứng về mắt
          Rùng mình nhũng bien chung nguy hiem của bẹnh sót xuát huyét-Hinh-8
          Theo PGS.TS. Phan Dẫn - nguyên Phó trưởng bộ môn Mắt, Đại học Y Hà Nội, có hai loại biến chứng sốt xuất huyết có thể làm bệnh nhân mù đột ngột mà không gây đau nhức mắt.
          Rùng mình nhũng bien chung nguy hiem của bẹnh sót xuát huyét-Hinh-9
          Sốt xuất huyết gây ra tình trạng xuất huyết võng mạc, làm cho các mạch máu của võng mạc bị tổn thương, máu thấm lên thành những lớp mỏng che trước võng mạc. Ở những chỗ bị che khuất đó người ta không nhìn thấy được mọi vật, thị lực của mắt bị giảm sút.
          Rùng mình nhũng bien chung nguy hiem của bẹnh sót xuát huyét-Hinh-10
          Ngoài ra, sốt xuất huyết gây xuất huyết trong dịch kính mắt: Dịch kính là chất lỏng lầy nhầy trong nhãn cầu, bình thường dịch kính trong suốt thì ta mới nhìn thấy được mọi vật. Khi một mạch máu trong mắt bị vỡ, máu tràn vào trong buồng dịch kính che khuất các vật ở trước mắt khiến bệnh nhân gần như mù hẳn.
          Rùng mình nhũng bien chung nguy hiem của bẹnh sót xuát huyét-Hinh-11
          Trong các biến chứng do sốt xuất huyết thì nặng nhất là tràn dịch màng phổi, máu đọng trong thận... Hai biến chứng này rất nguy hiểm và có thể ảnh hưởng đến tính mạng hoặc để lại những hậu quả nặng nề sau này cho người bệnh.
          Rùng mình nhũng bien chung nguy hiem của bẹnh sót xuát huyét-Hinh-12
          Đối với bệnh nhân xuất huyết nặng, biến chứng tiểu cầu giảm là tình trạng rất nguy hiểm. Nếu đã bị giảm tiểu cầu bệnh nhân không được truyền kịp thời có thể dẫn đến xuất huyết não, dễ tử vong.


          NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
          NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
          Gọi cho chúng tôi 0902233317

          Sốt xuất huyết nên ăn gì?

          Song song với việc uống thuốc, các bác sĩ đề nghị người mắc bệnh sốt xuất huyết phải có một chế độ ăn uống nghiêm ngặt để sớm khỏi bệnh, nhanh chóng phục hồi sức khỏe.

          Sốt xuất huyết là một loại bệnh nhiễm trùng do virus gây ra do muỗi đốt. Bệnh nhân được chẩn đoán bị sốt xuất huyết nếu không được điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Cùng với việc điều trị bằng các loại thuốc, các bác sĩ đề nghị bệnh nhân sốt xuất huyết cần theo một chế độ ăn uống nghiêm ngặt để phục hồi nhanh chóng.

          ‘Bị sốt xuất huyết nên ăn gì’ là băn khoăn của cả bệnh nhân và người nhà"Bị sốt xuất huyết nên ăn gì" là băn khoăn của cả bệnh nhân và người nhà
          Do đó, "Bị sốt xuất huyết nên ăn gì?" là băn khoăn của cả bệnh nhân và người nhà bởi bệnh vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Điều cần làm ngoài việc tuân thủ chỉ định của bác sĩ là tăng cường thể lực, sức đề kháng bằng chế độ ăn hợp lý. Dưới đây là những thực phẩm khuyên dùng cho người bị bệnh sốt xuất huyết.
          Bổ sung nhiều nước
          Chất lỏng là điều đầu tiên cần thiết trong chế độ ăn uống cho bệnh nhân sốt xuất huyết, nước phải được bổ sung một cách tối đa. Ngoài nước, người bệnh cần dùng thêm các loại nước giàu dinh dưỡng như nước mía, nước dừa, nước chanh, nước cam tươi và các loại nước ép trái cây khác nhau. Cung cấp nhiều nước giúp cơ thể loại bỏ các độc tố để bệnh nhân sốt xuất huyết nhanh chóng phục hồi.
          Chế độ ăn uống giàu protein
          Các sản phẩm từ sữa, trứng, thịt gà, cá và các loại thực phẩm giàu protein khác giúp bệnh nhân sốt xuất huyết chống lại các virus sốt xuất huyết. Protein cần được đưa vào chế độ ăn uống sẽ giúp giảm sốt một cách từ từ và cơ thể phục hồi nhanh chóng, đồng thời bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể đã bị mất khi bị bệnh.
          Chế độ ăn uống giàu đạm, bổ sung nhiều nước giúp người bệnh sốt xuất huyết sớm hồi phục sức khỏeChế độ ăn uống giàu đạm, bổ sung nhiều nước giúp người bệnh sốt xuất huyết sớm hồi phục sức khỏe
          Bài thuốc dân gian từ đu đủ
          Các chuyên gia và bác sĩ cho rằng lá đu đủ là loại thuốc tốt nhất cho bệnh nhân sốt xuất huyết. Nghiền nát 2 lá đu đủ tươi và ép để chiết xuất lấy nước. Bệnh nhân sốt xuất huyết nên dùng 2 muỗng canh nước ép này mỗi ngày, vào buổi sáng hoặc tối.
          Ăn chay
          Sau nước, thực phẩm quan trọng nhất trong chế độ ăn uống cho bệnh nhân sốt xuất huyết là tất cả các loại rau quả, đặc biệt là các loại rau lá xanh. Trong quá trình chế biến món ăn, người nhà bệnh nhân cũng cần lưu ý không nấu quá chín để tránh bị mất chất dinh dưỡng.
          Không ăn thực phẩm nhiều gia vị và dầu
          Các loại thực phẩm nhiều gia vị và dầu khiến cho bệnh nhân sốt xuất huyết phục hồi chậm. Không chỉ vậy, chúng còn khiến người bệnh bị khó tiêu, tình trạng sốt có thể trở nên trầm trọng thêm.
          Trà gừng
          Cuối cùng, một trong những loại thực phẩm có hiệu quả cho bệnh nhân sốt xuất huyết là trà thảo dược. Trong số này, trà gừng là hiệu quả nhất do các đặc tính chữa bệnh khác nhau của nó như chống viêm, giảm đau...
          Trà gừng là một trong những thức uống chữa bệnh sốt xuất huyết hiệu quả nhấtTrà gừng là một trong những thức uống chữa bệnh sốt xuất huyết hiệu quả nhất
          Cháo
          Khi người bệnh đang cố gắng chống chọi với virus sốt xuất huyết, thực phẩm tốt nhất là cháo. Ăn cháo giúp tăng sức lực, đẩy lùi bệnh tật. Trường hợp bị sốt cao, cơ thể suy nhược khiến nhiệt độ cơ thể tăng cao, mệt mỏi, thở khó, sắc mặt vàng, ăn không ngọn, trướng bụng, mạch yếu… nên dùng các thực phẩm sau để bồi bổ sức khỏe: thịt bò, thịt thỏ, lươn, bao tử bò, hoàng kỳ, táo đỏ, nhân sâm, đảng sâm, tử hà sa, quả bí đỏ, khoai lang.


          NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
          NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
          Gọi cho chúng tôi 0902233317



           
          Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons