Thứ Sáu, 25 tháng 12, 2015

Biến chứng của sốt xuất huyết nguy hiểm đến mức nào?

Lượng huyết tương thoát ra ồ ạt khiến bụng chướng to, làm tăng nguy cơ tử vong... chỉ là một trong nhiều biến chứng đáng sợ của bệnh sốt xuất huyết.


Rùng mình nhũng bien chung nguy hiem của bẹnh sót xuát huyét
Bệnh sốt xuất huyết là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có nhiều biến chứng chết người. Bệnh thường bắt đầu bằng triệu chứng sốt với 3 đặc điểm: đột ngột, liên tục và sốt cao. Triệu chứng xuất huyết thường xảy ra sau khi bắt đầu sốt một vài ngày và rất đa dạng: chảy máu cam, chảy máu dưới da, nôn hay đi ngoài ra máu.
Rùng mình nhũng bien chung nguy hiem của bẹnh sót xuát huyét-Hinh-2
Nhiều bệnh nhân sốt xuất huyết không được điều trị đúng cách hoặc điều trị muộn có thể gặp phải biến chứng nguy hiểm chết người
Rùng mình nhũng bien chung nguy hiem của bẹnh sót xuát huyét-Hinh-3
Biến chứng thường gặp nhất khi bị sốt xuất huyết và cũng là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các trường hợp tử vong là thoát huyết tương. Đó là hiện tượng huyết tương bị thoát qua thành mạch, kéo theo nước dẫn đến mất một lượng nước lớn trong tuần hoàn gây trụy mạch.
Rùng mình nhũng bien chung nguy hiem của bẹnh sót xuát huyét-Hinh-4
Nguy hiểm hơn, nếu lượng huyết tương bị thoát lớn, ồ ạt sẽ gây bụng to, cổ chướng. Vì vậy, bệnh nhân phải được phát hiện sớm bằng cách theo dõi, khám màng bụng, màng phổi, siêu âm và làm các xét nghiệm.
Rùng mình nhũng bien chung nguy hiem của bẹnh sót xuát huyét-Hinh-5
Loại biến chứng sốt xuất huyết thứ hai gây nguy hiểm là xuất huyết bất thường do rối loạn nguyên tố đông máu như: chảy máu cam dữ dội, rong kinh, chỗ chích bị bầm tím, xuất huyết đường tiêu hóa, xuất huyết nội tạng... Ở người lớn, khi mắc bệnh SXH, tỷ lệ xuất huyết não chiếm 1%, máu chảy lan nhiều chỗ trong não. Đây là nguyên nhân dẫn đến nguy cơ tử vong cao ở người lớn mắc bệnh SXH.
Rùng mình nhũng bien chung nguy hiem của bẹnh sót xuát huyét-Hinh-6
Một biến chứng thường gặp nữa là tổn thương một số cơ quan nội tạng như suy gan, não, suy hô hấp, thận. Đặc biệt, những bệnh nhân đã có những bệnh nền như suy thận, suy gan do rượu... thì sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng.
Rùng mình nhũng bien chung nguy hiem của bẹnh sót xuát huyét-Hinh-7
Với những người bị sốt xuất huyết thì sau khi điều trị xong vẫn có thể để lại một số biến chứng về mắt
Rùng mình nhũng bien chung nguy hiem của bẹnh sót xuát huyét-Hinh-8
Theo PGS.TS. Phan Dẫn - nguyên Phó trưởng bộ môn Mắt, Đại học Y Hà Nội, có hai loại biến chứng sốt xuất huyết có thể làm bệnh nhân mù đột ngột mà không gây đau nhức mắt.
Rùng mình nhũng bien chung nguy hiem của bẹnh sót xuát huyét-Hinh-9
Sốt xuất huyết gây ra tình trạng xuất huyết võng mạc, làm cho các mạch máu của võng mạc bị tổn thương, máu thấm lên thành những lớp mỏng che trước võng mạc. Ở những chỗ bị che khuất đó người ta không nhìn thấy được mọi vật, thị lực của mắt bị giảm sút.
Rùng mình nhũng bien chung nguy hiem của bẹnh sót xuát huyét-Hinh-10
Ngoài ra, sốt xuất huyết gây xuất huyết trong dịch kính mắt: Dịch kính là chất lỏng lầy nhầy trong nhãn cầu, bình thường dịch kính trong suốt thì ta mới nhìn thấy được mọi vật. Khi một mạch máu trong mắt bị vỡ, máu tràn vào trong buồng dịch kính che khuất các vật ở trước mắt khiến bệnh nhân gần như mù hẳn.
Rùng mình nhũng bien chung nguy hiem của bẹnh sót xuát huyét-Hinh-11
Trong các biến chứng do sốt xuất huyết thì nặng nhất là tràn dịch màng phổi, máu đọng trong thận... Hai biến chứng này rất nguy hiểm và có thể ảnh hưởng đến tính mạng hoặc để lại những hậu quả nặng nề sau này cho người bệnh.
Rùng mình nhũng bien chung nguy hiem của bẹnh sót xuát huyét-Hinh-12
Đối với bệnh nhân xuất huyết nặng, biến chứng tiểu cầu giảm là tình trạng rất nguy hiểm. Nếu đã bị giảm tiểu cầu bệnh nhân không được truyền kịp thời có thể dẫn đến xuất huyết não, dễ tử vong.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Sốt xuất huyết nên ăn gì?

Song song với việc uống thuốc, các bác sĩ đề nghị người mắc bệnh sốt xuất huyết phải có một chế độ ăn uống nghiêm ngặt để sớm khỏi bệnh, nhanh chóng phục hồi sức khỏe.

Sốt xuất huyết là một loại bệnh nhiễm trùng do virus gây ra do muỗi đốt. Bệnh nhân được chẩn đoán bị sốt xuất huyết nếu không được điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Cùng với việc điều trị bằng các loại thuốc, các bác sĩ đề nghị bệnh nhân sốt xuất huyết cần theo một chế độ ăn uống nghiêm ngặt để phục hồi nhanh chóng.

‘Bị sốt xuất huyết nên ăn gì’ là băn khoăn của cả bệnh nhân và người nhà"Bị sốt xuất huyết nên ăn gì" là băn khoăn của cả bệnh nhân và người nhà
Do đó, "Bị sốt xuất huyết nên ăn gì?" là băn khoăn của cả bệnh nhân và người nhà bởi bệnh vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Điều cần làm ngoài việc tuân thủ chỉ định của bác sĩ là tăng cường thể lực, sức đề kháng bằng chế độ ăn hợp lý. Dưới đây là những thực phẩm khuyên dùng cho người bị bệnh sốt xuất huyết.
Bổ sung nhiều nước
Chất lỏng là điều đầu tiên cần thiết trong chế độ ăn uống cho bệnh nhân sốt xuất huyết, nước phải được bổ sung một cách tối đa. Ngoài nước, người bệnh cần dùng thêm các loại nước giàu dinh dưỡng như nước mía, nước dừa, nước chanh, nước cam tươi và các loại nước ép trái cây khác nhau. Cung cấp nhiều nước giúp cơ thể loại bỏ các độc tố để bệnh nhân sốt xuất huyết nhanh chóng phục hồi.
Chế độ ăn uống giàu protein
Các sản phẩm từ sữa, trứng, thịt gà, cá và các loại thực phẩm giàu protein khác giúp bệnh nhân sốt xuất huyết chống lại các virus sốt xuất huyết. Protein cần được đưa vào chế độ ăn uống sẽ giúp giảm sốt một cách từ từ và cơ thể phục hồi nhanh chóng, đồng thời bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể đã bị mất khi bị bệnh.
Chế độ ăn uống giàu đạm, bổ sung nhiều nước giúp người bệnh sốt xuất huyết sớm hồi phục sức khỏeChế độ ăn uống giàu đạm, bổ sung nhiều nước giúp người bệnh sốt xuất huyết sớm hồi phục sức khỏe
Bài thuốc dân gian từ đu đủ
Các chuyên gia và bác sĩ cho rằng lá đu đủ là loại thuốc tốt nhất cho bệnh nhân sốt xuất huyết. Nghiền nát 2 lá đu đủ tươi và ép để chiết xuất lấy nước. Bệnh nhân sốt xuất huyết nên dùng 2 muỗng canh nước ép này mỗi ngày, vào buổi sáng hoặc tối.
Ăn chay
Sau nước, thực phẩm quan trọng nhất trong chế độ ăn uống cho bệnh nhân sốt xuất huyết là tất cả các loại rau quả, đặc biệt là các loại rau lá xanh. Trong quá trình chế biến món ăn, người nhà bệnh nhân cũng cần lưu ý không nấu quá chín để tránh bị mất chất dinh dưỡng.
Không ăn thực phẩm nhiều gia vị và dầu
Các loại thực phẩm nhiều gia vị và dầu khiến cho bệnh nhân sốt xuất huyết phục hồi chậm. Không chỉ vậy, chúng còn khiến người bệnh bị khó tiêu, tình trạng sốt có thể trở nên trầm trọng thêm.
Trà gừng
Cuối cùng, một trong những loại thực phẩm có hiệu quả cho bệnh nhân sốt xuất huyết là trà thảo dược. Trong số này, trà gừng là hiệu quả nhất do các đặc tính chữa bệnh khác nhau của nó như chống viêm, giảm đau...
Trà gừng là một trong những thức uống chữa bệnh sốt xuất huyết hiệu quả nhấtTrà gừng là một trong những thức uống chữa bệnh sốt xuất huyết hiệu quả nhất
Cháo
Khi người bệnh đang cố gắng chống chọi với virus sốt xuất huyết, thực phẩm tốt nhất là cháo. Ăn cháo giúp tăng sức lực, đẩy lùi bệnh tật. Trường hợp bị sốt cao, cơ thể suy nhược khiến nhiệt độ cơ thể tăng cao, mệt mỏi, thở khó, sắc mặt vàng, ăn không ngọn, trướng bụng, mạch yếu… nên dùng các thực phẩm sau để bồi bổ sức khỏe: thịt bò, thịt thỏ, lươn, bao tử bò, hoàng kỳ, táo đỏ, nhân sâm, đảng sâm, tử hà sa, quả bí đỏ, khoai lang.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317



Khi bị sốt xuất huyết cấm chỉ uống thuốc nào?

Trong điều trị sốt xuất huyết tuyệt đối không được sử dụng các thuốc hạ sốt có chứa aspirin vì thành phần này có tác dụng ngưng tập kết tiểu cầu, gây xuất huyết.



PGS Nguyễn Văn Kính cho biết, sốt có nhiều loại vi rút gây ra gồm có vi rút đường hô hấp như là cúm, vi rút đường ruột dẫn tới bệnh tay - chân - miệng. Các bệnh vi rút do muỗi truyền như sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản B... 

Mỗi bệnh do căn nguyên khác nhau thì có bệnh cảnh lâm sàng khác nhau. Sốt xuất huyết do vi rút Dengue gây nên, với bệnh cảnh là sốt cao liên tục, kéo dài trong vòng từ hai đến 7 ngày, có biểu hiện xuất huyết dưới nhiều hình thức khác nhau, tiểu cầu hạ, nặng hơn có thể dẫn tới sốc. Có thể dựa vào các bệnh cảnh lâm sàng và xét nghiệm để phân biệt.
Đối với phụ nữ mang thai, PGS Kính cho biết bệnh sốt xuất huyết không dẫn tới dị dạng thai nhi. Tuy nhiên trong những hợp bị sốt xuất huyết nặng, xuất huyết nội tạng thì phụ nữ mang thai có nguy cơ bị sẩy thai hoặc đẻ non.
Khi bị sốt xuất huyết, người bệnh chỉ dùng paracetamol: Paracetamol độc với gan, thận nhưng tính độc này chỉ xảy ra khi dùng liều rất cao (15g/ngày với người lớn) và hoặc/ lâu dài hay khi dùng cùng với nhiều rượu (rượu làm cạn kiệt nguồn glutathion để chuyển hóa paracetamol thành chất không độc). 
Còn khi dùng với liều điều trị (thấp hơn nhiều so với liều trên) trong thời gian ngắn (2-5 ngày để hạ sốt) thì paracetamol không gây độc cho cả người lớn lẫn trẻ em. Liều dùng trong điều trị sốt xuất huyết: Một lần: 15mg/kg thể trọng (750mg cho người 50kg). Một ngày: 2-3 lần (1.500mg-2.250mg).
Không được dùng các thuốc hạ sốt có chứa aspirin vì khi bị sốt xuất huyết uống aspirin sẽ gây chảy máu. Vì aspirin ngăn sự tập kết tiểu cầu, chống đông máu nên làm cho việc chảy máu do sốt xuất huyết gây ra không cầm được nhất là xuất huyết đường tiêu hóa. Kết quả làm cho bệnh trầm trọng thêm. 
Đặc biệt đối với trẻ em tuyệt đối không được dùng thuốc có chứa aspirin vì aspirin là yếu tố thúc đẩy gây hội chứng Reye (phù não và suy gan nhiễm mỡ với tỷ lệ tử vong khoảng 30-50%, nếu sống sót cũng để lại di chứng tổn thương não vĩnh viễn). Aspirin làm tăng độ acid vốn thấp ở dạ dày trẻ, gây bỏng rát viêm đường tiêu hóa, nặng hơn gây xuất huyết đường tiêu hóa.
Trên thị trường có các loại thuốc cấm (bán không cần đơn) trong thành phần thường có chứa kháng viêm không steroid. Ví dụ biệt dược: alaxan chứa kháng viêm không steroid (ibuprofen). Tránh dùng nhầm các loại biệt dược loại này vì các kháng viêm không steroid gây ngưng tập kết tiểu cầu nên cũng làm cho việc chảy máu trong sốt xuất huyết .
Ưu tiên bù dịch bằng đường uống: Người bệnh sốt xuất huyết rất nhạy cảm, dễ bị sốc phản vệ. Nếu sốt xuất huyết ở độ I đầu độ II cần ưu tiên bù dịch bằng đường uống (oresol).
Vấn đề mất nước trong sốt xuất huyết dengue được nhiều người quan tâm, chúng ta phải hiểu không phải sốt xuất huyết dengue gây mất nước. Đây là sự nhầm lẫn khá lâu dài. Bệnh dù nặng dù nhẹ vẫn không có mất nước trên lâm sàng. 
Cân nặng không giảm, da không khô, một số tế bào nội tạng thừa nước thấy được trên siêu âm. Thường và đa số bệnh nhân sốt xuất huyết dengue là đủ và thừa nước, đã đủ nước ngay lúc mới bắt đầu truyền dịch cấp cứu. 
Khi bệnh nhân có biểu hiện sốc dengue cần truyền dịch vì lúc này bệnh nhân bị giảm thể tích tuần hoàn máu vì albumin trong máu thoát quản ra khỏi lòng mạch. 
Nước bình thường ra vào giữa lòng mạch với các mô và tế bào, nay không trở vào lòng mạch cho đủ nhu cầu, bởi một số lớn albumin hiện diện ngoài lòng mạch. Bệnh siêu vi dengue gây thoát quản huyết tương, không phải là bệnh mất nước. Đây là điểm mấu chốt, quan trọng để sớm thay đổi tư duy điều trị.
Khi bị sốt xuất huyết không được dùng kháng sinh. Nhiều người nghĩ dùng kháng sinh nhằm làm yếu vi rút không đúng. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho kháng thể tiêu diệt vi rút bằng cách thực bào nhưng lại làm cho vi rút phát triển  nên việc dùng kháng sinh không có ý nghĩa. 

Hơn nữa, trong sốt xuất huyết, máu bị cô đặc, dùng nhiều kháng sinh bao vây sẽ làm cho nồng độ kháng sinh máu cao, dễ gây tai biến.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Đã mắc sốt xuất huyết vẫn có thể bị mắc lại

Khi nhiễm bất kỳ một tuýp vi rút dengue nào, cơ thể sẽ miễn nhiễm suốt đời và không mắc bệnh lại với chỉ tuýp đó, nhưng các tuýp vi rút dengue khác thì vẫn có thế mắc

Hóa chất diệt muỗi phòng chống bệnh sốt xuất huyết được Bộ Y tế cấp phép lưu hành đều là những hóa chất đã được Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo an toàn với người, gia súc, gia cầm và đang được nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng.
Hiện nay dịch bệnh sốt xuất huyết đang ở đỉnh dịch với trên 43.000 ca mắc tại 53 tỉnh, thành phố, 28 trường hơp đã tử vong. Theo PGS.TS Trần Đức Phu - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng- Bộ Y tế, so với năm 2014, số mắc sốt xuất huyết năm 2015 đã tăng khoảng 30%, trung bình mỗi tuần hiện có trên 1.000 ca mắc.
Tuy cho rằng số mắc năm 2015 còn thấp hơn trung bình giai đoạn 2010 - 2015, song ông Phu nhấn mạnh năm 2015 là năm chu kỳ gia tăng của dịch và số mắc có thể tiếp tục tăng cao.
Mỗi người có thể sẽ mắc sốt xuất huyết 4 lần trong cả đời người
Trước sự quan tâm của người dân về việc đã bị sốt xuất huyết rồi liệu có bị lại hay không, PGS.TS Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Pasteur TP.Hồ Chí Minh cho hay, vi rút dengue gây bệnh sốt xuất huyết có tổng cộng 4 tuýp khác nhau. Khi nhiễm bất kỳ một tuýp vi rút dengue nào, cơ thể sẽ miễn nhiễm suốt đời và không mắc bệnh lại với chỉ tuýp đó, nhưng các tuýp vi rút dengue khác thì vẫn có thế mắc
Muỗi vằn- thủ phạm gây bệnh sốt xuất huyết
Muỗi vằn- thủ phạm gây bệnh sốt xuất huyết
Do vậy, về lý thuyết, mỗi người có thể sẽ mắc sốt xuất huyết 4 lần trong cả đời người. Nếu một người mới mắc sốt xuất huyết lần đầu, người đó có thể còn mắc bệnh thêm ba lần nữa bởi các tuýp vi rút dengue
Người bị bệnh sốt xuất huyết không cần kiêng khem gì về ăn uống
Theo ông Trần Đắc Phu, bệnh sốt xuất huyết không lây từ người sang người, không lây qua đường hô hấp mà lây qua muỗi vằn. Hiện nay chưa có vắc xin phòng bệnh, chỉ có cách duy nhất phòng bệnh là diệt loăng quăng, bọ gậy, muỗi vằn.
Người bị sốt xuất huyết không nên kiêng khem khi sử dụng thực phẩm
Người bị sốt xuất huyết không nên kiêng khem khi sử dụng thực phẩm
Bệnh sốt xuất huyết không có kiêng khem gì về ăn uống nên sau khi hết sốt bạn có thể ăn thỏa thích các thứ mình muốn nhưng tập trung ăn những thức ăn nhiều chất bổ dưỡng như thịt, cá, trứng... Bệnh khỏi không để lại di chứng gì dù được phát hiện muộn hay sớm.
Hóa chất phun diệt muỗi hiện tại để phòng, chống bệnh sốt xuất huyết không có hại
Trước băn khoăn của nhiều người dân về việc có nên sử dụng các loại hóa chất bán ngoài thị trường để tự phun trừ muỗi không? Các chuyên gia cho rằng muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết không đậu trên tường, nên muốn diệt muỗi sốt xuất huyết thì phải phun khí dung, hóa chất lơ lửng trong không gian với các hạt hóa chất cực nhỏ bằng máy phun ULV chuyên dụng.
Phun hóa chất để phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết
Phun hóa chất để phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết
Hóa chất diệt muỗi được Bộ Y tế cấp phép lưu hành đều là những hóa chất đã được Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo an toàn với người, gia súc, gia cầm và đang được nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng. Những hóa chất này cũng đã được các cơ quan chuyên môn của Bộ Y tế đánh giá, khảo nghiệm đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Chỉ vào nhà sau 60 phút kể từ khi phun hóa chất
Tuy nhiên ông Phu cũng khuyến cáo, việc sử dụng hóa chất diệt muỗi nên theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn để đảm bảo hiệu quả, an toàn, đúng kỹ thuật và không gây hại cho người, vật nuôi và môi trường.
"Trong thời gian có dịch, người dân cần tích cực phối hợp với cơ quan y tế để phun hóa chất bằng máy phun có động cơ, không nên tự ý mua hóa chất và phun trừ muỗi tại nhà. Bên cạnh đó,khi phun hóa chất diệt muỗi người dân cần che đậy, thu dọn thực phẩm, nước uống, di chuyển người, vật nuôi ra khỏi khu vực phun, đóng cửa sổ, cửa ra vào để muỗi không bay ra ngoài. Người trong gia đình chỉ vào nhà sau 60 phút kể từ khi phun hóa chất."- ông Phu nhấn mạnh.
Hà Nội: Gia đình nào không hợp tác trong phòng chống dịch sốt xuất huyết sẽ bị xử phạt hành chính
Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, từ đầu năm đến nay, Hà Nội đã ghi nhận gần 3.300 ca sốt xuất huyết tại tất cả các quận, huyện trên địa bàn. Hiện Hà Nội còn gần 200 người bệnh sốt xuất huyết đang điều trị tại các cơ sở y tế. Hoàng Văn Thụ là phường trọng điểm phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết của thành phố và hiện còn 3 ổ dịch đang hoạt động.
Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Văn Sửu - Trưởng ban chỉ đạo phòng chống dịch của TP Hà Nội đã yêu cầu toàn thành phố cần thực hiện tổng vệ sinh môi trường vào sáng thứ bảy hằng tuần. Gia đình không hợp tác trong công tác phòng dịch sốt xuất huyết sẽ bị xử phạt hành chính.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Thuốc phun muỗi phòng sốt xuất huyết có gây độc cho người?

Trước những nghi ngờ của người dân về tác hại của thuốc phun muỗi tới sức khỏe con người, PV đã ghi lại ý kiến của các chuyên gia y tế về vấn đề này.

Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội cho biết, có 7% tới 10% số hộ gia đình trên địa bàn không hợp tác khi đội y tế dự phòng của phường tới phun thuốc diệt muỗi dập dịch sốt xuất huyết vì cho rằng thuốc gây hại cho sức khỏe con người.

Theo ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng Bộ Y tế, nếu có hàng xóm hoặc người sống trong cùng cụm dân cư bị sốt xuất huyết tức là nhà bạn đang nằm trong ổ dịch. Trạm y tế phường, xã sẽ tới từng nhà phun thuốc diệt muỗi cho cả khu.

Ông Phu khẳng định, thuốc phun diệt muỗi hiện nay được Bộ Y tế sử dụng để dập dịch sốt xuất huyết ở các cụm dân cư không gây độc đối với sức khỏe con người. Các sản phẩm diệt côn trùng hiện nay gồm ba nhóm: Nhóm có gốc clo hữu cơ, nhóm có gốc phốt pho hữu cơ và nhóm có gốc Pyrethrine. Thuốc phun diệt muỗi hiện nay được Bộ Y tế sử dụng là nhóm Pyrethrine thuốc thuộc thế hệ mới nhất, là thuốc hàng đầu và đã qua thử nghiệm ở cả 3 miền của Việt Nam cho kết quả an toàn. Hiện các nước trên thế giới cũng đang sử dụng loại thuốc này.


Ông Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội cho biết, phun thuốc phòng chống dịch sốt xuất huyết là phun không gian ở thể tích cực nhỏ với lượng hóa chất cực nhỏ dưới dạng phun sương nhưng có hiệu quả tối đa. Chỉ vài giờ đồng hồ sau phun, lượng hóa chất sẽ khuếch tán trong không gian nên việc lo ngại thuốc ảnh hưởng tới sức khỏe là lo lắng không có cơ sở.

Thuốc phun muỗi phòng sốt xuất huyết có gây độc cho người?
Thuốc phun diệt muỗi hiện nay được Bộ Y tế sử dụng để dập dịch sốt xuất huyết ở các cụm dân cư không gây độc đối với sức khỏe con người
Sau khi phun, người dân chỉ cần chờ cho thuốc khô khoảng 30 phút là vào nhà an toàn. Với một số người có bệnh đường hô hấp hoặc trẻ nhỏ có dễ bị kích ứng (có thể bị ho) thì nên tránh ra ngoài lâu hơn từ 2 tới 3 tiếng sau đó vào nhà.

Ông Cảm cũng cho biết, mặt khác với đặc tính chỉ vài giờ đồng hồ sau phun, lượng hóa chất này sẽ khuếch tán trong không gian như đã nói ở trên nên thuốc phun chỉ diệt được muỗi vằn trưởng thành nhiễm vi rút truyền bệnh sốt xuất huyết ở thời điểm đó chứ không duy trì được lâu dài, mãi mãi. Khi lượng hóa chất đã hết trong không khí, nếu môi trường xung quanh hoặc ở các hộ dân khác vẫn tồn tại muỗi mang mầm bệnh sốt xuất huyết thì muỗi này vẫn có thể tiếp tục bay vào nhà, đốt người. Và như vậy, nguy cơ mắc SXH vẫn xảy ra.

Ông Cảm lưu ý, nhiều người dân nghĩ rằng gia đình đã từng phun hóa chất diệt muỗi cách đó một khoảng thời gian và khi vùng có dịch, nhân viên y tế tiếp tục tới phun thuốc nữa sẽ không cần thiết. Điều đó là quan niệm sai lầm. Bởi nếu chỉ một hộ gia đình phun thuốc, có ý thức diệt loăng quăng, bọ gậy nhưng xóm ngõ vẫn để nhiều phế thải đọng nước mưa, các hộ gia đình khác không có ý thức phòng bệnh thì đàn muỗi mang mầm bệnh vẫn bay từ nhà này qua nhà khác và truyền bệnh .

Ông Cảm một lần nữa lưu ý, loại thuốc mà đội dập dịch của y tế dự phòng phường, xã tới nhà phun sẽ được miễn phí và người dân không phải trả bất cứ một khoản tiền nào khi phun chống dịch. Nếu nơi nào phun hóa chất chống dịch thu tiền thì không phải lực lượng chống dịch của ngành y tế. Người dân thấy hiện tượng này cần báo lại ngay cho chính quyền ngay lập tức.

Ông Cảm còn cho hay, hiện có hiện tượng một số người đến các hộ gia đình mời chào phun thuốc muỗi và có thể có những hành vi lừa đảo, trộm cướp tài sản. Tuy nhiên, thuốc này chưa chắc đã đảm bảo về chất lượng, kỹ thuật, liều lượng, thời gian, hướng phun, pha hóa chất, xử lý sau khi phun theo quy định của Bộ Y tế. Người dân nếu có nhu cầu phun thuốc nên đến trạm y tế xã, phường hoặc gọi tới đường dây nóng của các Sở y tế để được tư vấn đầy đủ, tránh bị lợi dụng.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Điều gì xảy ra nếu chậm trễ điều trị sốt xuất huyết?

Đặc điểm của bệnh sốt xuất huyết là: sốt, xuất huyết và thoát huyết tương, có thể dẫn đến sốc giảm thể tích tuần hoàn, rối loạn đông máu, suy tạng, nếu không được chẩn đoán sớm và xử trí kịp thời dễ dẫn đến tử vong. Tuy nhiên bệnh lại diễn biến nặng nhẹ khác nhau ở từng người, không có thuốc điều trị đặc hiệu.

1. Cách xác định nên điều trị ở nhà hay nhập viện điều trị bệnh sốt xuất huyết

Bệnh nhân mắc bệnh sốt xuất huyết có thể theo dõi và điều trị tại nhà khi:

- Không sốt cao (dưới hoặc tới 38 độ C), các dấu hiệu toàn trạng không nặng nề, đau đầu ít, không buồn nôn hay nôn, không có hoặc ít các ban xuất huyết dưới da, không đi ngoài phân đen, không chảy máu cam, nghiệm pháp dây thắt (-), không có biểu hiện sốc giảm thể tích máu…

- Khỏe mạnh không có bệnh mãn tính từ trước.

Điều gì xảy ra nếu chậm trễ điều trị sốt xuất huyết? - ảnh 1Muỗi là loài trung gian truyền bệnh sốt xuất cho người
Những trường hợp nên nhập viện điều trị sốt xuất huyết:

- Sốt cao liên tục, mệt mỏi nhức đầu nhiều, đau nhức cơ bắp nặng nề, trên da có nhiều chấm xuất huyêt, hoặc xuất huyết tụ thành đám mảng. Bệnh nhân bị chảy máu cam, chảy máu chân răng, đi ngoài phân đen hay xuất huyết nội tạng, đi tiểu ra máu. Kinh nguyệt kéo dài hoặc xuất hiện kinh sớm hơn kỳ hạn.

- Có dấu hiệu sốc do giảm khối lượng tuần hoàn: vật vã, bứt rứt hoặc li bì, lạnh đầu chi, da lạnh ẩm, mạch nhanh nhỏ, huyết áp kẹt, tụt huyết áp hoặc không đo được huyết áp, tiểu ít.

- Có triệu chứng đau tức vùng gan, nôn mửa nhiều, gan to trên 2 cm dưới bờ sườn,

- Có các bệnh từ trước như: Hen phế quản, dị ứng, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn, bệnh gan mật, bệnh nhân nhiễm HIV…

- Trường hợp vài tháng hay trong năm trước cũng đã từng bị sốt xuất huyết với biểu hiện nặng phải nhập viện điều trị.

- Bệnh nhân trong tình trạng sốt cao, đau đầu, rối loạn ý thức, lừ đừ chậm tiếp xúc hay rối loạn tri giác hoặc co giật.

- Bệnh nhân đang theo dõi sốt xuất huyết, hoặc được chẩn đoán sốt xuất huyết kèm theo tiêu chảy cấp, có dấu hiệu tích tụ dịch: phù mi mắt, sưng bừu, tràn dịch màng phổi.

- Bệnh nhi dưới 6 tuổi.

Điều gì xảy ra nếu chậm trễ điều trị sốt xuất huyết? - ảnh 2Trẻ nhỏ rất dễ bị mắc sốt xuất huyết và bệnh cũng dễ trở nặng
2. Nguyên nhân khiến bệnh sốt xuất huyết nặng lên

- Bệnh nhân chủ quan cho sốt xuất huyết là bình thường, nhất là ở những nơi hàng năm thường xảy ra dịch sốt xuất huyết. Người bệnh không được bù nước điện giải kịp thời, gây sốc trụy tim mạch và tử vong.

Không phải sốt xuất huyết gây mất nước mà bệnh nhân bị giảm thể tích tuần hoàn máu (giảm khoảng 20 đến 30% thế tích). Bệnh gây thoát quản huyết tương, không phải là bệnh mất nước, nhưng vẫn phải tiếp nước sớm. Vì vậy truyền nước là điểm mấu chốt, quan trọng trong điều trị.

- Bệnh nhân tưởng là sốt cảm cúm bình thường uống thuốc Aspirin làm trầm trọng thêm hiện tượng xuất huyết và có thể tử vong do xuất huyết dạ dày hoặc xuất huyết đa phủ tạng.

- Bệnh nhân bị sốt xuất huyết không điển hình bị chẩn đoán nhầm sang các bệnh khác, đến khi bệnh nặng lên hoặc có biểu hiện rõ ràng mới được chẩn đoán là sốt xuất huyết.

3. Những dấu hiệu báo động cần nhập viện điều trị gấp không được chậm trễ

Bệnh nhân bị sốt xuất huyết hoặc đang điều trị sốt xuất huyết tại nhà thấy:

- Đau bụng: Đau hạ sườn phải (đau vùng gan) hoặc đau không xác định được vị trí đau khắp ổ bụng, gan to trên 2 cm dưới bờ sườn, xét nghiệm men gan tăng cao.


- Nôn ói, tiêu chảy cấp, đi tiểu ít.

- Có dấu hiệu tích tụ dịch như: phù mi mắt, sưng bìu, tràn dịch màng phổi.

- Xuất huyết niêm mạc: Mắt, xuất huyết tiêu hóa (đi ngoài phân đen, nôn ra máu)

- Xuất hiện dấu hiệu thần kinh: Lừ đừ, bứt rứt…

- Xét nghiệm theo dõi thấy: Hematocrite tăng nhanh (hiện tượng cô đặc máu) và tiểu cầu giảm nhanh.

Điều gì xảy ra nếu chậm trễ điều trị sốt xuất huyết? - ảnh 3Mắc màn khi ngủ để phòng tránh bị muỗi đốt
4. Những nguy hiểm và biến chứng khi điều trị muộn

Sốc sốt xuất huyết Dengue

- Suy tuần hoàn cấp, thưởng xảy ra vào ngày thứ 3-7 của bệnh, biểu hiện bởi các triệu chứng như vật vã; bứt rứt hoặc li bì; lạnh đầu chi, da lạnh ẩm; mạch nhanh nhỏ, huyết áp kẹt, tụt huyết áp hoặc không đo được huyết áp; tiểu ít.

Xuất huyết nặng

- Chảy máu cam nặng, rong kinh nặng, xuất huyết trong cơ và phần mềm, xuất huyết đường tiêu hóa và nội tạng, thường kèm theo tình trạng sốc nặng, giảm tiểu cầu, thiếu ôxy mô và toan chuyển hóa có thể dẫn đến suy đa phủ tạng và đông máu nội mạch nặng.

- Xuất huyết nặng cũng có thể xảy ra ở người bệnh dùng các thuốc kháng viêm như acetylsalicylic axít (aspirin), ibuprofen hoặc dùng corticoid, tiền sử loét dạ dày, tá tràng, viêm gan mạn.

Suy tạng nặng

- Suy gan cấp, men gan AST, ALT ≥ 1000 U/L.

- Suy thận cấp.

- Rối loạn tri giác (Sốt xuất huyết thể não).

- Viêm cơ tim, suy tim, hoặc suy chức năng các cơ quan khác.

Điều gì xảy ra nếu chậm trễ điều trị sốt xuất huyết? - ảnh 4Phun thuốc diệt muỗi khu nhà ở, dân cư để hạn chế tối đa việc bị lây nhiễm sốt xuất huyết
5. Những lưu ý khi bị hoặc nghi nghờ sốt xuất huyết

- Sốt xuất huyết chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc-xin phòng bệnh nên bình thường khi bị, bệnh nhân chủ yếu được truyền dịch, bồi phụ nước và điện giải, dùng thuốc hạ sốt và theo dõi dấu hiệu xuất huyết bằng kiểm tra công thức máu .

- Bất cứ ai thấy có các triệu chứng: Sốt cao đột ngột liên tục 39 - 40 độ C, kéo dài 2 - 7 ngày, khó hạ sốt; Đau đầu dữ dội ở vùng trán, sau nhãn cầu, phát ban, nổi hạch thì nên đến viện khám sớm để được chẩn đoán, điều trị bệnh kịp thời.

- Không phải bệnh nhân nào cũng phải nhập viện mà trên các dấu hiệu lâm sàng, bác sĩ sẽ chỉ định nhập viện hoặc hướng dẫn bệnh nhân theo dõi tại nhà và tái khám theo lịch hẹn, khi có dấu hiệu bất thường.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Muỗi sốt xuất huyết ở Khánh Hòa đã kháng thuốc diệt muỗi

Viện Pasteur Nha Trang đánh giá muỗi vằn gây bệnh sốt xuất huyết ở Khánh Hòa đã kháng thuốc diệt muỗi do tỷ lệ chết sau khi phun xịt rất thấp, phải thay thuốc hoặc tăng liều gấp đôi.


muoi-sot-xuat-huyet-o-khanh-hoa-da-khang-thuoc-diet-muoi
Xe phun thuốc diệt muỗi trên đường phố Nha Trang. Ảnh: Việt Nữ.
Ông Viên Quang Mai, Viện trưởng Pasteur Nha Trang cho biết, tại nhiều nơi trên địa bàn Nha Trang, đặc biệt là Khánh Hòa đã xuất hiện tình trạng muỗi vằn kháng thuốc. Một số nơi có tỷ lệ muỗi chết rất thấp, hiệu quả của thuốc chỉ có vài phần trăm.
Trước tình hình này, các chuyên gia ở Viện Pasteur Nha Trang đã họp bàn và quyết định thay thuốc diệt muỗi. Trước đây Nha Trang dùng thuốc Permethrin để diệt muỗi thì nay chuyển sang thuốc Hantox.
"Viện Pasteur thí nghiệm phun thuốc vào lồng muỗi ở các tỷ lệ khác nhau, tỷ lệ nào muỗi chết 100% thì khuyến cáo Trung tâm Y tế dự phòng phun theo tỷ lệ đó", ông Nguyễn Văn Hải Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Khánh Hòa cho biết.
Theo ông Hải, theo chuẩn của Bộ Y tế, mỗi lít hóa chất được pha với 10 lít nước để phun diệt muỗi. Tuy nhiên do muỗi vằn ở Khánh Hòa đã kháng thuốc nên hiện tại phải áp dụng tỷ lệ mỗi lít hóa chất pha với 5 lít nước, có khu vực mỗi lít pha với 4 lít nước.
Ông Hải nhìn nhận việc thay đổi thuốc diệt muỗi và tỷ lệ pha trộn thuốc ít nhiều ảnh hưởng đến người dân. Thuốc Hantox có mùi rất khó chịu. Nhiều người dân đã phản ứng về việc xe phun thuốc diệt muỗi ở TP Nha Trang. "Do vậy trước khi phun thuốc, chính quyền địa phương cần thông báo trước cho người dân để cùng phối hợp thực hiện", Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng nói.
Dịch sốt xuất huyết ở tỉnh Khánh Hòa đã đến mức báo động, các ca bệnh tăng nhanh. Trong đó TP Nha Trang có số ca bệnh nhiều nhất với gần 1.000 ca, trong tổng số gần 3.300 ca trên toàn tỉnh. Ông Hải cho rằng Nha Trang tập trung đông dân nhập cư, rất khó thực hiện các biện pháp diệt loăng quăng, phun thuốc diệt ổ dịch. Công tác phòng dịch vẫn còn khó khăn, nhất là khi muỗi vằn kháng thuốc. Khi các ổ dịch không được tiêu diệt triệt để sẽ lây lan sang các khu vực khác.
Ngành y tế tỉnh này vừa áp dụng phương pháp cho ôtô phun xịt thuốc ở các nơi công cộng để diệt muỗi vằn. Cách này đang bị người dân phản ứng do không thông báo trước và phun xịt thuốc thẳng vào người đi đường cũng như thức ăn ở hàng quán ven đường.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317


Chuối có thể giúp chữa được bệnh AIDS?

Các nhà khoa học Mỹ tuyên bố vừa bào chế được một "tiên dược" từ chuối, có thể tiêu diệt hàng loạt loại virus khác nhau, kể cả virus gây bệnh viêm gan C, cúm và AIDS.


chuối, thuốc kháng virus, AIDS, bệnh cúm, viêm gan CThuốc bào chế từ một protein tồn tại trong chuối, được phát hiện có thể tiêu diệt hàng loạt loại virus khác nhau, kể cả virus gây bệnh viêm gan C, cúm và AIDS. Ảnh: Corbis

Nhóm sáng chế hy vọng, loại thuốc mới sẽ trở thành một biệt dược kháng virus phổ rộng thiết yếu, có thể bảo vệ nhân loại khỏi một số căn bệnh nguy hiểm nhất hiện nay.

Theo báo cáo nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Cell, thành phần chính của thuốc là một protein tồn tại trong các quả chuối, có tên gọi là lectin chuối hay "BanLec". Protein này được phát hiện lần đầu tiên cách đây 5 năm và được cho là một phương thuốc chữa AIDS tiềm năng. Tuy nhiên, nó từng gây ra các tác dụng phụ khó chịu mà mãi tới hiện nay, các nhà khoa học mới có thể tìm ra cách khắc phục được.

Hiện, các nhà nghiên cứu đã tạo ra một phiên bản BanLec mới, có thể chống lại các virus ở chuột nhưng không gây ra sự kích ứng và chứng viêm ngoài ý muốn.

BanLec phát huy tác dụng thông qua bám dính vào các phân tử đường tồn tại trên bề mặt của một số virus nguy hiểm nhất thế giới. Một khi bị thuốc bám dính, virus sẽ trở nên vô hại và có thể dễ dàng bị hệ miễn dịch của cơ thể tiêu diệt.

Trong các thí nghiệm trên chuột, dạng BanLec mới, có tên gọi H84T, đã giúp những động vật này không bị nhiễm cúm, đồng thời cũng không làm tình trạng viêm tăng lên như những phiên bản thuốc trước đây từng gây ra. H84T cũng tỏ ra hiệu quả trong các mẫu máu và mô của bệnh nhân nhiễm AIDS, viêm gan C và cúm trong phòng thí nghiệm.

Các nhà nghiên cứu tin rằng, thuốc thậm chí có thể điều trị được bệnh Ebola, do tất cả các virus gây bệnh này được bao phủ trong những phân tử đường tương tự như đối tượng BanLec thường bám dính. Tuy nhiên, họ cảnh báo, ăn chuối thường xuyên sẽ không có được cùng lợi ích chữa bệnh do thuốc là một phiên bản đã biến đổi của chất hóa học tồn tại trong loại quả này.

TS David Markovitz, giáo sư chuyên ngành nội khoa thuộc Đại học Michigan (Mỹ), người đứng đầu nghiên cứu, nhấn mạnh: "Điều chúng tôi vừa làm được rất thú vị, vì có khả năng là BanLec sẽ phát triển thành một chất kháng virus phổ rộng - thứ hiện không sẵn có về mặt lâm sàng đối với các bác sĩ và bệnh nhân".

Song, ông Markovitz thừa nhận, vẫn cần nhiều năm nghiên cứu nữa trước khi BanLec có thể được thử nghiệm lâm sàng trên người.

Theo Jonathan Ball, giáo sư ngành virus học phân tử thuộc Đại học Nottingham (Anh), người không tham gia nghiên cứu nói trên, câu hỏi then chốt hiện nay là liệu BanLec có phát huy tác dụng ở người hay không.

"Vẫn còn nhiều thách thức phải vượt qua trước khi các lectin kháng virus được đưa vào sử dụng lâm sàng. Chẳng hạn như, có nguy cơ là hệ miễn dịch sẽ nhìn nhận chúng như đối tượng xâm nhập ngoại bang và có phản ứng miễn dịch chống lại nó, có thể khiến nó bị vô hiệu hóa. Dẫu vậy, trước hàng loạt sự cố gần đây, việc bào chế chất kháng virus, có khả năng chống lại nhiều loại virus khác nhau rất đáng để theo đuổi", ông Ball nói.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317



Nghiên cứu thành công vắc xin chống HIV

Vắc xin phòng ngừa HIV sắp xuất hiện gây chấn động thế giới
TS Robert Gallo là một trong những nhà khoa học đã phát hiện ra rằng virus HIV gây bệnh AIDS vào năm 1984 và cũng là người đi tiên phong trong các xét nghiệm máu để phát hiện ra nó.
Hơn 30 năm sau, ông và nhóm nghiên cứu của mình đã nghiên cứu thành công vắc xin chống HIV - mở ra hi vọng mới trong việc điều trị bệnh AIDS và đang chuẩn bị thử nghiệm trên người loại vắc-xin này.
Nghiên cứu thành công vắc xin chống HIV
TS Robert Gallo
Trong suốt 15 năm qua, nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm vắc xin này trên khỉ và dự kiến sẽ bắt đầu áp dụng trên người trong thời gian ngắn tới đây.
Tại một sự kiện ở Baltimore, TS Gallo nói: "Các kết quả thử nghiệm trên khỉ vô cùng khả quan, nhưng đó chưa phải là sự hoàn hảo, nếu chúng tôi tiếp tục sử dụng cho khỉ, công việc sẽ không đi đến đâu cả. Chúng tôi cần thử nghiệm nó trên người".
TSGallo cho bết, vắc xin HIV/AIDS của nhóm ông được thiết kế để đối phó với các vi rút tại thời điểm nhiễm trùng, khi đó, rất nhiều các chủng khác nhau của HIV trên khắp thế giới có thể bị vô hiệu hóa.
"Chúng tôi tin rằng cơ chế này là một điều kiện tiên quyết quan trọng cho một loại vắc xin phòng ngừa HIV hiệu quả", ông Gallo cho biết.
Theo đó, thử nghiệm này sẽ thực hiện với nhiều giai đoạn khác nhau, giai đoạn 1 chủ yếu kiểm tra tính an toàn và phản ứng của hệ miễn dịch với vắc-xin mới. Sau khi thành công, họ mới thực hiện tiếp giai đoạn 2. Tại đó các nhà nghiên cứu sẽ đánh giá lại hiệu quả chống HIV. Nhưng nó có thể mất nhiều thời gian trước khi được công bố.
Đã có rất nhiều loại vắc xin được tạo ra phòng ngừa HIV trong 30 năm qua
Việc tìm kiếm ra một loại vaccine là nan đề khó chịu nhất trong công cuộc trường kì phòng chống bệnh AIDS. Các ứng cử viên vaccine kháng thể theo kiểu truyền thống đã thất bại trong việc tạo dựng lên một tấm lá chắn do sự đột biến từ các virus xâm nhập.
Hồi tháng 2 vừa qua, các nhà khoa học ở Florida (Mỹ) tuyên bố họ đã tìm ra một loại thuốc chống HIV mạnh đến nỗi có thể dùng như vắc xin bằng cách sử dụng liệu pháp gen. Loại thuốc này đã thử nghiệm thành công trên khỉ và sẽ sớm được tiến hành thử nghiệm trên người.
nghiên cưu thành công vắc xin ngừa hiv
Đến tháng 7, một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science cho biết các nhà khoa học cũngđã thử nghiệm thành công phương pháp tạo vắcxin ngừaHIV thông qua hai bước trên loài khỉ. Đầu tiên, một loại virus cúm thông thường được sử dụng để kích hoạt hệ thống miễn dịch. Sau đó các nhà khoa học tiếp tục tiêm vào cơ thể một lượng nhỏ virus HIV để thúc đẩy các phản ứng miễn dịch mạnh mẽ.
Do HIV chỉ lây nhiễm ở người, các nhà khoa học đã áp dụng trên khỉ bằng loại virus suy giảm miễn dịch liều cao tương đương HIV. Thử nghiệm này đã mang lại thành công ngoài mong đợi với một nửa đàn khỉ tiêm văcxin được bảo vệ hoàn toàn và có thể tự sản xuất kháng thể chống virus HIV.
Các thử nghiệm quốc tế đang được tiến hành ở 400 tình nguyện viên khỏe mạnh ở Mỹ, Đông Phi, Nam Phi và Thái Lan. Các nhà khoa học hy vọng vắcxin này sẽ phát huy hiệu quả hơn ở người với tỷ lệ ngừa HIV có thể đạt từ 50% trở lên.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Nhiễm HIV - Không còn là bản án tử hình

Việc bạn tình, vợ/chồng nhiễm HIV thì 99% quan niệm cho rằng người còn lại cũng sẽ bị lây nhiễm. Hơn nữa việc mang trong mình căn bệnh thế kỷ không khác gì “án tử” treo lơ lửng trên đầu. 
Nhưng với sự phát triển của công nghệ y học ngày nay, với nhiều phương pháp điều trị hiệu quả, người nhiễm HIV không còn là người mang án tử hình cho  mình, cho bạn tình, cho vợ hay chồng mình như trường hợp của diễn viên Charlie Sheen.
Tin dữ từ Charlie Sheen
Thời gian gần đây, cả thế giới rúng động vì thông tin nam diễn viên người Mỹ, Charlie Sheen - người từng được đề cử giải Quả cầu vàng hai năm liên tiếp 2013 và 2014 -  nhiễm HIV. Mỗi ngày có hàng nghìn ca nhiễm HIV trên thế giới, tại sao việc Charlie Sheen công bố dương tính HIV lại gây chấn động dư luận? Nguyên nhân bởi, Charlie Sheen là diễn viên có tài nhưng đời sống riêng tư vô cùng phóng túng, có 2 đời vợ và 4 người con cùng rất nhiều người tình... 
Vậy bao nhiêu người đã lây nhiễm HIV từ Charlie? Dư luận không chỉ quan tâm đến nhân vật chính mà còn chú ý đến hai người vợ trước cùng các con của người đàn ông đào hoa này. Liệu vợ con họ có bị nhiễm bệnh sau thời gian chung sống? 
Công bố kết quả xét nghiệm khẳng định âm tính, tức không nhiễm HIV, các nhà nghiên cứu của Đại học UCLA (Mỹ), cho biết: “Hai người vợ của Charlie Sheen vẫn duy trì được tình trạng âm tính sau thời gian chung sống là hoàn toàn có thể. Với phương pháp điều trị hỗ trợ hiện nay và việc tuân thủ các phương pháp quan hệ tình dục an toàn thì việc bạn tình, vợ/chồng bị nhiễm HIV không còn là bản án tử hình”
.
Charlie Sheen, diễn viên người Mỹ vừa công bố mình dương tính với HIV trên sóng tryền hình Today Show vào ngày 17/11/2015
Nhiễm HIV không còn là một bản án tử hình
Quay lại những năm 1980, người nhiễm HIV thường phát triển một cách nhanh chóng đến giai đoạn AIDS (hội chứng suy giảm miễn dịch). Từ khi chuyển sang AIDS đến lúc chết chỉ vài tháng hoặc nhiều nhất là hai năm. 
Tuy nhiên, với sự ra đời của các thuốc ức chế HIV - AZT vào năm 1987 và sau đó là sự ra đời của hỗn hợp thuốc gồm ba loại thuốc kháng virut trong năm 1995, tương lai của người nhiễm HIV đã cải thiện đáng kể. Tuân thủ phác đồ điều trị ngay từ giai đoạn đầu có thể tăng cường cho hệ thống miễn dịch mạnh mẽ và duy trì sức khỏe.
Charlie Sheen bắt đầu dùng thuốc kháng virut ngay sau khi được chẩn đoán nhiễm HIV và bây giờ mức độ HIV trong máu của Charlie rất thấp và gần như không thể phát hiện được. Theo Tiến sĩ Robert Huizenga, giáo sư về y học lâm sàng tại Đại học UCLA, Mỹ cho biết: “Những người nhiễm HIV có thể sống nhiều năm tới mức gần như không thể phát hiện virut trong máu của họ. 
Khi họ được chẩn đoán nhiễm HIV, ban đầu, họ phải đến gặp bác sĩ để điều trị thường xuyên, nhưng khi HIV được kiểm soát thì bốn năm một lần họ mới phải tới gặp bác sĩ và chỉ phải uống thuốc 1 lần/1 ngày so với thời kỳ mới phát hiện bệnh 2-3 lần/ngày”. 
Những người sống chung với HIV nếu có điều kiện sống tốt và tuân thủ điều trị tốt có thể có tuổi thọ như một người bình thường. Mặc dù trên thực tế họ có thể gặp một số vấn đề như lượng cholesterol cao, mật độ xương loãng, nguy cơ cao của bệnh động mạch vành...
Biện pháp phòng ngừa
HIV là bệnh lây nhiễm với tỷ lệ nhất định tương ứng từng hành vi nguy cơ cụ thể. Thống kê của Cơ quan Quản lý dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), khả năng lây nhiễm HIV sau một lần có hành vi quan hệ tình dục không bảo vệ với người nhiễm HIV: qua đường âm đạo là 0,08% cho nữ và 0,04% cho nam, qua đường hậu môn có tỷ lệ lây cao hơn với 0,11% với người cho và 1,38% ở người nhận. 
Theo các chuyên gia, ước tính nguy cơ lây nhiễm HIV tích lũy sau 2 năm trên một cặp đôi bất xứng dị tính vào khoảng 15%. Nói cách khác một phụ nữ có chồng nhiễm HIV nếu duy trì đời sống tình dục bình thường thì nguy cơ bị lây bệnh khoảng 15% sau 2 năm chung sống.
Bên cạnh đó, còn rất nhiều yếu tố làm thay đổi khả năng lây nhiễm HIV như tần suất quan hệ, thói quen sử dụng bao cao su, xuất tinh trong hay ngoài âm đạo, giai đoạn bệnh của người nhiễm, có mắc các bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục khác không, đặc biệt là việc tuân thủ điều trị kháng virut bằng ARV ở người có HIV. Theo các nghiên cứu, điều trị bằng thuốc ARV đạt mục tiêu khống chế tải lượng virus giúp giảm nguy cơ lây nhiễm qua đường tình dục đến 96%.
Trên thực tế, một số người được cho là có miễn dịch tự nhiên với HIV, liên quan đến đột biến trên đồng thụ thể CCR5. Đột biến trên đồng thụ thể này khiến cho HIV không thể xâm nhập và gây bệnh cho tế bào đích Lympho T CD4. Do vậy những người mang đột biến này có đề kháng tự nhiên với HIV. Ước tính khoảng 10% người da trắng mang đột biến này.
Ngoài ra những người có nguy cơ tiếp xúc với virut, chẳng hạn sau khi bị rách bao cao su khi quan hệ tình dục với người nhiễm HIV có thể uống một viên thuốc sau phơi nhiễm để ngăn chặn lây nhiêm HIV. Thuốc này có hiệu quả trong vòng 36-72 giờ sau khi tiếp xúc.
Những người thường xuyên có nguy cơ tiếp xúc như quan hệ tình dục với gái mại dâm hoặc dùng chung kim tiêm có thể sử dụng điều trị dự phòng trước phơi nhiễm (PREP) để bảo vệ mình chống lại HIV ngay cả khi họ đang tiếp xúc. Những người sử dụng PREP uống một viên kháng virut mỗi ngày một lần gọi là Truvada.
Theo Tiến sĩ Rosenthal, Giám đốc Y tế Tại Trung tâm Thanh thiếu niên nhiễm HIV, (Mỹ): “Điều trị HIV đã dễ dàng hơn nhiều so với những năm trước đây nhưng nếu bạn có thể dùng một viên một ngày để ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm HIV thì đó là một quyết định rất khôn ngoan và chắc chắn vợ/chồng nhiễm HIV không còn là bản án tử hình cho người còn lại”.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317


Chủ Nhật, 18 tháng 10, 2015

Cảnh giác với các kiểu biến chứng sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết (SXH) được coi là bệnh lành tính, có thể tự khỏi. Tuy nhiên, theo các chuyên gia bệnh nhiệt đới, SXH càng ngày càng có nhiều biến chứng.




Trong số các biến chứng nặng có các loại sau: Biến chứng do tăng tính thấm thành mạch và rối loạn đông máu; xuất huyết phủ tạng nặng, ở giai đoạn muộn do đông máu rải rác nội mạch (DIC).
Khi có các triệu chứng điển hình của SXH cần đưa con em tới cơ sở y tế để điều trị kịp thời. (ảnh minh hoạ). Đàm Duy
Điểm đáng lưu ý, ngoài biến chứng liên quan tới xuất huyết, bệnh SXH còn gây biến chứng ở nhiều cơ quan khác trên cơ thể người. Cụ thể là các biến chứng:
Não: Hôn mê và hội chứng não cấp, phù não nặng.
Tim: Tràn dịch màng ngoài tim, suy mạch vành rối loạn dẫn truyền, phù nề khe tim, xuất huyết cơ tim.
Phổi: Tràn dịch màng phổi, phù phổi cấp.
Thận: Suy thận cấp.
Tràn dịch màng bụng, tràn dịch màng tinh hoàn, phù thiểu dưỡng, xảy thai đẻ non ở phụ nữ có thai.
Khi điều trị, các bác sĩ sẽ thực hiện phân loại mức độ bệnh. Theo quy định của Tổ chức Y tế thế giới, SXH Dengue chia thành 4 độ:
Độ I: Sốt + dấu hiệu dây thắt (+), không có xuất huyết tự nhiên.
Độ II: Sốt + xuất huyết tự nhiên dưới da hoặc niêm mạc.
Độ III: Như độ I, II + mạch nhanh nhỏ huyết áp kẹt hoặc tụt, da lạnh, bứt rứt vật vã.
Độ IV: Sốc sâu, huyết áp không đo được, mạch không bắt được.
Khi bệnh nhân có mức SXH độ 3, các biến chứng nói trên sẽ “ồ ạt” đổ ra tấn công gây tiên lượng xấu khi điều trị. BS Nguyễn Minh Tiến- Phó khoa Hồi sức (BV Nhi Đồng 1, TPHCM) cho biết, khoa đã cấp cứu nhiều ca SXH độ 3. 
Tùy từng trường hợp, bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị phù hợp nhưng trong trường hợp SXH độ 3, bệnh nhân sẽ được đặt catheter đo áp lực tĩnh mạch trung ương (CVP), để quyết định duy trì dịch chống sốc, catheter động mạch quay đo huyết áp xâm lấn, dùng vận mạch dopamine, dobutamine để duy trì huyết áp, truyền máu, huyết tương tươi đông lạnh, tiểu cầu để cầm máu xuất huyết tiêu hóa.
Ngoài ra, nếu bệnh nhân bị tràn dịch màng bụng nhiều, gây suy hô hấp nặng không thở được, bác sĩ sẽ phải chọc dò màng bụng, giải ép, giúp bệnh nhân bớt khó thở”.
Chính vì vậy, theo khuyến cáo của các bác sĩ, cha mẹ bệnh nhi mắc SXH cần theo dõi kỹ biểu hiện sốt của con. Khi có các triệu chứng điển hình của SXH cần đưa con em tới cơ sở y tế điều trị kịp thời, tránh để biến chứng nặng.




 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons