Thứ Hai, 28 tháng 9, 2015

Những giải đáp về bệnh sốt xuất huyết ở trẻ

Muỗi Aedes Agypti có thể chích tất cả mọi người, không phân biệt lứa tuổi, không phân biệt nam hay nữ . Như thế trẻ nhũ nhi (dưới 18 tháng tuổi) vẫn có thể bị muỗi chích và có thể bị bệnh sốt xuất huyết.
Những giải đáp về bệnh sốt xuất huyết ở trẻ.
Những giải đáp về bệnh sốt xuất huyết ở trẻ.
Trẻ dưới 18 tháng tuổi chưa biết nói nên một khi mắc bệnh rất khó diễn đạt những triệu chứng như nhức đầu ,đau bụng ,khó chịu…nên cha mẹ của trẻ rất khó phát hiện những triệu chứng khác ngoài triệu chứng sốt.
Chỉ cho đến khi xuất hiện những chấm xuất huyết dưới da hoặc trẻ ói ra máu, tiêu ra máu thì cha mẹ mới đưa đi khám bệnh. Ngoài ra trong những ngày đầu của bệnh ,trẻ nhũ nhi có thể ho, sổ mũi ,khò khè hoặc ói, tiêu lỏng khiến chúng ta dễ nhầm lẫn với bệnh viêm đường hô hấp hoặc rối loạn tiêu hóa.
Những triệu chứng chính của bệnh sốt xuất huyết gồm: sốt, xuất huyết dưới da, chảy máu mũi,chảy máu nướu răng, ói ra máu, tiêu ra máu, ói, đau bụng .
Khi trẻ bị sốt trên 2 ngày, cha mẹ nên cho các cháu đến cơ sở y tế khám để được theo dõi và cho làm xét nghiệm để tìm ra bệnh.
Cách phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết là cho trẻ ngủ mùng ban ngày lẫn ban đêm, cho trẻ mặc quần dài, áo dài tay .Tránh không cho trẻ nằm hay ngồi chơi nơi xó tối vỉ muỗi vằn thường thích sống quanh người ,nơi góc nhà ,những nơi treo mắc quần áo. 
Ngoài ra, nên thường xuyên dọn dẹp vệ sinh trong va xung quanh nhà, chú ý diệt lăng quăng ,đậy nắp các lu, vại chứa nước hoặc thả cá 7 màu để diệt lăng quăng. Cần chú ý thay nước các chân tủ đựng chén ( garde manger) hoặc cho muối vào để cho muổi khỏi sinh sản.


Nguy hiểm chết người từ… vết muỗi đốt

Trước đây đã từng ghi nhận nhiều ca bệnh tử vong vì căn bệnh… "muỗi đốt" này.
Mùa mưa dễ bùng phát dịch sốt xuất huyết
Theo BS. Lê Xuân Thuỷ, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịch do vi rút dengue gây ra. Bệnh lây lan do muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm vi rút sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt. Hai loại muỗi vằn truyền bệnh có tên khoa học là Aedes aegypti và Aedes albopictus, trong đó chủ yếu là do Aedes aegypti.
Sốt xuất huyết xảy ra ở tất cả các nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới. Ở Việt Nam, bệnh lưu hành rất phổ biến, ở cả 4 miền Bắc, Trung, Nam và Tây Nguyên, kể cả ở thành thị và vùng nông thôn, bệnh xảy ra quanh năm nhưng thường bùng phát thành dịch lớn vào mùa mưa, nhất là vào các tháng 7, 8, 9, 10.
Các chuyên gia đánh giá, sự nguy hiểm của căn bệnh sốt xuất huyết ở chỗ bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc xin phòng bệnh. Hơn nữa, bệnh thường gây ra dịch lớn với nhiều người mắc cùng lúc làm cho công tác điều trị hết sức khó khăn, có thể gây tử vong nhất là với trẻ em, gây thiệt hại lớn về kinh tế, xã hội.
Mặt khác, bệnh sốt xuất huyết do vi rút Dengue gây ra với 4 típ gây bệnh được ký hiệu là D1, D2, D3, D4. Cả 4 típ gây bệnh này đều gặp ở Việt Nam và luân phiên gây dịch. Do miễn dịch được tạo thành sau khi mắc bệnh chỉ có tính đặc hiệu đối với từng típ cho nên người ta có thể mắc bệnh sốt xuất huyết lần thứ 2 hoặc thứ 3 bởi những típ khác nhau.
Nguy hiểm chết người từ… vết muỗi đốt
Cẩn trọng với các dấu hiệu sốt cao, kéo dài, phát ban
Về đặc điểm của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết, BS. Lê Xuân Thuỷ cho hay, muỗi có màu đen, thân và chân có những đốm trắng thường được gọi là muỗi vằn. Muỗi vằn cái đốt người vào ban ngày, đốt mạnh nhất là vào sáng sớm và chiều tối. Loại muỗi vằn thường trú đậu ở các góc/xó tối trong nhà, trên quần áo, chăn màn, dây phơi và các đồ dùng trong nhà.
Muỗi vằn đẻ trứng, sinh sản ở các ao, vũng nước hoặc các dụng cụ chứa nước sạch ở trong và xung quanh nhà như bể nước, chum, vại, lu, khạp, giếng nước, hốc cây... các đồ vật hoặc đồ phế thải có chứa nước như lọ hoa, bát nước kê chạn, lốp xe, vỏ dừa... Muỗi vằn phát triển mạnh vào mùa mưa, khi nhiệt độ trung bình hàng tháng vượt trên 20º C.
Người mắc bệnh sốt xuất huyết thường có biểu hiện sốt cao đột ngột 39 - 40 độ C, kéo dài 2 - 7 ngày, khó hạ sốt. Đau đầu dữ dội ở vùng trán, sau nhãn cầu. Có thể có nổi mẩn, phát ban. Do đó, khi nghi ngờ bị sốt xuất huyết cần đưa ngay người bệnh đến cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời.
Ở thể bệnh nặng bao gồm các dấu hiệu trên kèm theo một hoặc nhiều dấu hiệu chấm xuất huyết ngoài da, chảy máu cam, chảy máu chân răng, vết bầm tím chỗ tiêm, nôn/ói ra máu, đi cầu phân đen (do bị xuất huyết nội tạng). 
Đau bụng, buồn nôn, chân tay lạnh, người vật vã, hốt hoảng (hội chứng choáng do xuất huyết nội tạng gây mất máu, tụt huyết áp), nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
Phòng bệnh cách nào?
BS. Lê Xuân Thuỷ khuyến cáo cách phòng bệnh tốt nhất là diệt muỗi, lăng quăng/ bọ gậy và phòng chống muỗi đốt.
- Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt lăng quăng/bọ gậy bằng cách:
+ Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.
+ Thả cá hoặc mê zô vào các dụng cụ chứa nước lớn (bể, giếng, chum, vại...) để diệt lăng quăng/bọ gậy.
+ Thau rửa các dụng cụ chức nước vừa và nhỏ (lu, khạp…) hàng tuần.
+ Thu gom, hủy các vật dụng phế thải trong nhà và xung quanh nhà như chai, lọ, mảnh chai, mảnh lu vỡ, ống bơ, vỏ dừa, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá..., dọn vệ sinh môi trường, lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến.
+ Bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn/tủ đựng chén bát, thay nước bình hoa/bình bông.
- Phòng chống muỗi đốt:
+ Mặc quần áo dài tay.
+ Ngủ trong màn/mùng kể cả ban ngày.
+ Dùng bình xịt diệt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện diệt muỗi...
+ Dùng rèm che, màn tẩm hóa chất diệt muỗi.
+ Cho người bị sốt xuất huyết nằm trong màn, tránh muỗi đốt để tránh lây lan bệnh cho người khác.
- Tích cực phối hợp với chính quyền và ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.


Bệnh sốt xuất huyết dùng thuốc như thế nào cho tốt?

Thời điểm hiện tại, đang là giai đoạn cao điểm của bệnh sốt xuất huyết (SXH), nhiều người dân thường có thói quen tự mua thuốc uống, và cho rằng cứ uống thuốc là khỏi.

Chính tư duy này đã dẫn đến tình trạng tự ý sử dụng thuốc và sử dụng thuốc không đúng cách, do vậy nhiều ca bị tai biến nặng.
Tránh thói quen tự ý dùng thuốc
SXH là bệnh truyền nhiễm cấp tính do siêu vi trùng Dengue gây ra. Bệnh lây do muỗi vằn Aedes Aegypti hút máu truyền siêu vi trùng từ người bị bệnh sang người lành. Người bị bệnh SXH thường bắt đầu sốt với 3 đặc điểm: sốt đột ngột, sốt cao và sốt liên tục từ 39 đến 40oC trong 3-4 ngày.
Khi có dấu hiệu bị bệnh SXH, bệnh nhân đều phải nhập viện điều trị theo phác đồ riêng, bởi nếu điều trị không đúng thì bệnh cũng có thể dẫn đến một biến chứng vô cùng nguy hiểm mà các thầy thuốc luôn cảnh giác, đó là sốc (shock). Đây là biến chứng nguy kịch nhất của bệnh SXH, dễ dẫn tới tử vong.Vì vậy khi có các dấu hiệu trên cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.
Bệnh sốt xuất huyết dùng thuốc như thế nào cho tốt?
Sốt xuất huyết biểu hiện dưới da
Đối với thuốc càng phải thận trọng và không được tự ý dùng. Nếu sốt cao trên 39oC có thể dùng thuốc hạ nhiệt, nới lỏng quần áo và lau mát bằng nước ấm, không hạ sốt bằng nước đá lạnh vì sẽ gây co mạch và rét run. Thuốc hạ nhiệt chỉ được dùng là paracetamol (pa-ra-cê-ta-môn) đơn chất.
Tuyệt đối không dùng thuốc aspirin (át - pi - rin), ibuprofen (i-bu-prô-phen) để hạ nhiệt vì có thể gây xuất huyết, toan máu. Không dùng kháng sinh để điều trị vì kháng sinh không có tác dụng với virut. Cần bù dịch sớm bằng đường uống như nước oresol, nước trái cây (nước dừa, nước cam, nước chanh), hoặc nước cháo loãng với muối.
Không lạm dụng thuốc diệt muỗi
Hiện trên thị trường có rất nhiều sản phẩm diệt côn trùng, nhất là thuốc diệt muỗi, phổ biến là hương muỗi và bình xịt. Ngoài ra còn có loại dạng bột, dạng kem và dạng viên. Đối với các loại thuốc được phép lưu hành như bình xịt Mosfly, Raid, nếu sử dụng không đúng quy cách vẫn có thể gây hại, gây ngộ độc, dị ứng, đau đầu, chóng mặt, suy hô hấp, gây tổn thương gan, phổi...
Bên cạnh một số sản phẩm trên, có rất nhiều sản phẩm của Trung Quốc, trôi nổi trên thị trường, không có chỉ dẫn bằng tiếng Việt (cách phun, nồng độ). Do vậy, người dân cần phải cảnh giác vì đã có nhiều trường hợp bị ngộ độc, phải đưa đi bệnh viện cấp cứu do hít phải hơi độc.
Bệnh sốt xuất huyết dùng thuốc như thế nào cho tốt?
Muỗi alnophen gây bệnh sốt xuất huyết
Theo các nhà chuyên môn thì: các loại thuốc diệt muỗi dạng lỏng nguy hiểm hơn dạng rắn có cùng nồng độ vì dạng lỏng xâm nhập qua da dễ dàng hơn. Các sản phẩm chứa hóa chất càng mạnh diệt côn trùng càng mau chết thì gây độc cho người càng cao. Nếu sử dụng vô tội vạ các loại thuốc diệt muỗi, rất dễ gây ngộ độc trường diễn, làm tổn thương gan, phổi, nhất là khi sử dụng các sản phẩm trôi nổi, kém chất lượng.
Những sản phẩm thuốc diệt côn trùng được phép lưu hành đều ít mùi, không gây dị ứng, hắt hơi, nhức đầu có thể diệt côn trùng trên diện rộng, hiệu lực cao chỉ độc với côn trùng, không động với người và động vật máu nóng.
Khi phun các loại thuốc này hóa chất sẽ bám trên bề mặt tường, côn trùng đậu vào sẽ bị hóa chất làm tê liệt hệ thần kinh và chết. Thông thường thuốc có tác dụng từ 3 đến 6 tháng. Tuy nhiên, khi phun thuốc phải đúng quy trình (Phải do đơn vị có chuyên môn thực hiện). Nên để trẻ nhỏ, phụ nữ có thai và người già ra khỏi khu vực phun từ 30 - 60 phút để tránh tác dụng phụ của thuốc.
Người dân cần thận trọng, kẻo lại phòng được bệnh sốt xuất huyết do muỗi truyền nhưng lại bị ngộ độc do chính loại thuốc diệt muỗi.


Tìm hiểu về loài muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết

Hãy tham khảo những thông tin dưới đây để có thêm hiểu biết về đặc điểm sinh sống, hoạt động truyền bệnh của loài muỗi này.


Tìm hiểu về loài muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết
Muỗi vằn Ades aegypty là vector chính trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết (SXH).
Môi trường sản sinh muỗi sốt xuất huyết
Muỗi Aedes sinh sản quanh năm, cao nhất vào những tháng sau mùa mưa muỗi sinh sản nhiều và liên quan đến việc tích trữ nước trong bể, chum vại, cống rãnh nước hoặc nước ở đồ phế thải chai lọ, vỏ đồ hộp...
Muỗi Aedes chỉ đẻ ở các vật chứa nước sạch có sẵn trong nhà và xung quanh hiên nhà, nhất là những vật chứa có ánh sáng mặt trời chiếu rọi 30-40%/ngày (cho nước ấm). Chu kỳ phát triển từ trứng đến muỗi trưởng thành khoảng 11-18 ngày, khi nhiệt độ 29-31oC.
Muỗi Aedes không bay xa được (bay được khoảng 400m) nên sự di chuyển mang virus Dengue đến nơi xa là do muỗi mang virus hoặc người đang bị bệnh đi theo đường giao thông (máy bay, tầu hỏa, ô tô...) đến các nơi từ tỉnh này đến tỉnh khác.
Đặc tính săn mồi của muỗi sốt xuất huyết
Chúng tìm mồi suốt ngày, nhưng thường hoạt động tích cực vào sáng sớm và chiều mát, chỉ đậu nghỉ khi đã no máu hoặc vào ban đêm.
Tìm hiểu về loài muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết.Tìm hiểu về loài muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết.
Muỗi Aedes tìm chích người trong nhà hoặc ngoài hiên nhà và chỉ trú đậu tiêu máu trong nhà, chưa thấy muỗi tìm đốt người hay trú đậu ngoài nhà.
Chúng rất thích đậu trên các loại vải có màu tối đậm, nhiều lông tơ mịn: áo len, quần jean và cũng thích trú đậu trên quần áo chưa giặt giũ…
Muỗi sốt xuất huyết rất tinh ranh, nhanh nhẹn. Khi có thời cơ, sẵn sàng đáp xuống chích hút máu ngay, rồi bay đi rất nhanh, vì chúng không rình mồi, không gây mê da khi đốt như nhiều loại muỗi khác.
Cách phòng tránh muỗi sốt xuất huyết
Mật độ muỗi thường tăng vào mùa mưa, do đó, muốn phòng bệnh tốt cần phải loại bỏ được những dụng cụ chứa nước nơi muỗi đẻ trứng, hoặc thả cá ăn bọ gậy.
Mặc quần áo dài tay, ngủ mùng cả ban đêm lẫn ban ngày, không ngủ ở nơi thiếu ánh sáng, ẩm thấp để tránh muỗi chích (đốt).
Thoa thuốc chống muỗi lên những vùng da lộ ra ngoài để bảo vệ cơ thể mọi lúc, cả ngày lẫn đêm.Có thể dùng thuốc diệt muỗi hoặc nhang trừ muỗi.


Thứ Năm, 24 tháng 9, 2015

Cách chăm sóc người bệnh hôn mê trong sốt rét ác tính


Sốt rét ác tính là sốt rét có biến chứng với khả năng đe dọa tính mạng người bệnh và xảy ra khi bệnh nhân bị nhiễm loại ký sinh trùng Plasmodium falciparum hoặc nhiễm phối hợp có loại ký sinh trùng này. Theo các nhà khoa học, các trường hợp nhiễm loại ký sinh trùng Plasmodium vivax, Plasmodium knowlesi cũng có thể gây sốt rét ác tính; đặc biệt là ở các vùng có ký sinh trùng kháng thuốc chloroquin. Sốt rét ác tính thường gây nên tình trạng hôn mê, vì vậy cần biết cách chăm sóc bệnh nhân để hỗ trợ cho việc điều trị có hiệu quả.
Cách chăm sóc người bệnh hôn mê trong sốt rét ác tính
Người bệnh hôn mê do sốt rét ác tính cần được chăm sóc đặc biệt (ảnh minh họa)
Dấu hiệu của sốt rét ác tính và xử trí
Khi bị mắc bệnh sốt rét do nhiễm ký sinh trùng Plasmodium falciparum, nếu người bệnh không được phát hiện, xử trí, điều trị kịp thời, có hiệu quả thì rất dễ có nguy cơ chuyển sang sốt rét ác tính với những biến chứng trầm trọng gây hậu quả tử vong. Dấu hiệu dự báo sốt rét ác tính có biểu hiện rối loạn ý thức nhẹ, thoáng qua như li bì, cuồng sảng, vật vã...; sốt cao liên tục; rối loạn tiêu hóa như nôn, tiêu chảy nhiều lần trong ngày, đau bụng cấp; đau đầu dữ dội, thiếu máu nặng, da xanh, niêm mạc nhợt nhạt... Sau đó bệnh nhân chuyển sang sốt rét ác tính với các biểu hiện lâm sàng của biến chứng nặng như: rối loạn ý thức, hôn mê, mệt lả người, co giật, thở sâu và rối loạn nhịp thở, phù phổi cấp hoặc hội chứng suy hô hấp cấp, khó thở; suy tuần hoàn hoặc sốc, suy thận cấp, vàng da và niêm mạc, chảy máu tự nhiên hoặc tại chỗ tiêm truyền...
Khi phát hiện bệnh nhân sốt rét có dấu hiệu dự báo sốt rét ác tính hay đã chuyển sang sốt rét ác tính, cần phải nhanh chóng xử trí can thiệp bằng thuốc điều trị đặc hiệu và thực hiện các phương pháp điều trị hỗ trợ để hạ nhiệt độ cơ thể, cắt cơn co giật; chống sốc, suy hô hấp cấp, suy thận cấp; chống thiếu máu do huyết tán hoặc xuất huyết, hạ đường huyết, tiểu huyết cầu tố; điều chỉnh rối loạn nước, điện giải, kiềm toan và chăm sóc, nuôi dưỡng. Trong biện pháp chăm sóc, nuôi dưỡng người bệnh, cần lưu ý đến việc chăm sóc tình trạng hôn mê của bệnh nhân đúng theo yêu cầu cần thiết để hỗ trợ tích cực cho công tác điều trị biến chứng có hiệu quả nhằm giúp người bệnh khoát khỏi sự nguy kịch có thể dẫn đến tử vong.
Người bệnh bị hôn mê do sốt rét ác tính cần được thực hiện các biện pháp chăm sóc phối hợp đồng bộ như: làm thông khí đường hô hấp; hỗ trợ khắc phục biến chứng hô hấp, tuần hoàn, tiết niệu và vệ sinh, dinh dưỡng.
Thông khí đường hô hấp: Bằng cách làm thông thoáng đường thở, tránh ùn tắt các chất nôn, đờm dãi... Đặt ống canun miệng nếu có tụt lưỡi, hút đờm dãi trong khoang miệng và hầu họng. Lưu ý người bệnh bị hôn mê phải có y tá điều dưỡng chăm sóc, để bệnh nhân nằm với đầu cao 30-450, đầu nghiêng sang một bên để phòng ngừa tránh trào ngược các chất nôn từ dạ dày. Các trường hợp hôn mê có ứ đọng đờm dãi cần đặt nội khí quản và cho thở máy nếu có chỉ định.
Hỗ trợ khắc phục biến chứng hô hấp: Cho bệnh nhân thở ôxy với các mức độ khác nhau khoảng 3-5 lít/phút. Khi người bệnh khó thở hoặc có diễn biến nặng hơn trong quá trình điều trị, phải chuyển bệnh nhân đến nơi có điều kiện hồi sức cấp cứu để đạt ống nội khí quản và cho thở máy.

Hỗ trợ khắc phục biến chứng tuần hoàn: Phải kiểm tra tình trạng mất nước bằng cách đo huyết áp, mạch đập, độ đàn hồi của da; đo áp lực tĩnh mạch trung tâm nếu có điều kiện, độ ẩm của lưỡi, số lượng và màu sắc nước tiểu. Cần đặt một đường truyền tĩnh mạch để truyền thuốc, truyền dịch và lấy máu tĩnh mạch để xét nghiệm khi cần. Nên kiểm tra thường xuyên lượng dịch đưa vào cơ thể và lượng chất tiết thải ra của bệnh nhân qua dịch truyền, nước tiểu và phân; đồng thời ghi chính xác lượng dịch đưa vào cơ thể và lượng chất tiết thải ra qua phiếu theo dõi.

Thứ Ba, 22 tháng 9, 2015

Làm gì để ngăn chặn bệnh tay chân miệng?

Bước vào đầu năm học mới nhưng nhiều dịch bệnh đã gia tăng, PGS.TS. Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế cảnh báo, mùa tựu trường, thời tiết giao mùa rất thuận lợi cho dịch bệnh phát triển. Theo thống kê của Trung tâm Y tế Dự phòng TP.HCM, tính đến hết tuần đầu tháng 9 có trên 4.500 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, trung bình khoảng 100 đến 150 ca nhập viện/tuần. Tại Đà Nẵng, từ đầu năm đến nay, đã ghi nhận hơn 1.300 ca mắc tay chân miệng, tăng 65% so với cùng kỳ năm ngoái, tập trung ở trẻ em dưới 5 tuổi. Còn tại miền Bắc, lãnh đạo Cục Y tế Dự phòng khuyến cáo, trong thời gian tới nếu không tích cực phòng chống, dịch bệnh sẽ phát triển trên diện rộng.
Làm gì để ngăn chặn bệnh tay chân miệng?
Hình ảnh tổn thương trong bệnh tay chân miệng.
Đặc điểm của bệnh tay chân miệng
Hiện nay, bệnh tay chân miệng (TCM) đang có nguy cơ gia tăng ở một số tỉnh thành, đặc biệt là TP.HCM. Căn nguyên gây bệnh TCM vẫn là Enterovirus (để dễ hiểu, gọi là virut TCM) loại hay gặp nhất là A16, nhưng đáng lưu ý nhất là typ EV71. Bởi vì, chúng còn có khả năng gây bệnh ở hệ thần kinh trung ương. Typ EV71 có độc tính rất mạnh và có khả năng làm tổn thương tổ chức thần kinh trung ương và một số cơ quan khác, chúng gây ra những bệnh cảnh lâm sàng nặng, hậu quả để lại rất xấu cho nên cần hết sức cảnh giác và thận trọng khi có bệnh TCM xuất hiện, không được chủ quan, xem thường.
Đường lây truyền của bệnh
Bệnh TCM lây trực tiếp từ người bệnh sang người lành do tiếp xúc với các chất tiết ở miệng, họng, mũi hoặc chất tiết từ các bọng nước ở tay, chân hoặc phân của người bệnh.
Bệnh cũng có thể được lây truyền gián tiếp từ các dụng cụ ăn uống (bát, đũa, thìa, muôi,...), đồ chơi, quần áo, chăn màn của người bệnh hoặc từ sàn nhà, tay vịn cầu thang,...
Diễn biến của bệnh
Sau khi virut TCM xâm nhập cơ thể chúng lưu hành trong máu một khoảng thời gian ngắn. Từ máu, virut đến niêm mạc miệng và da. Thời kỳ ủ bệnh thường kéo dài khoảng từ 3-7 ngày. Bệnh khởi phát là sốt, sau đó xuất hiện các bọng nước ở niêm mạc miệng (ở nướu răng, lưỡi, bên trong má) và xuất hiện ban đỏ ở bàn tay, bàn chân. Các ban đỏ này có thể hình thành các bọng nước. Đặc điểm của bệnh TCM là các ban, bọng nước thường xuất hiện ở niêm mạc miệng, tay, chân và gan bàn tay, gan bàn chân, mông, đùi.
Các bọng nước ở miệng thường vỡ ra và gây loét làm cho trẻ đau đớn, khóc nhiều, ăn kém hoặc sợ không dám ăn cho nên trẻ gầy sút nhanh
Các bọng nước ở tay, chân khi vỡ ra nếu không giữ vệ sinh sạch sẽ, rất có thể bị bội nhiễm vi khuẩn gây mưng mủ và làm cho bệnh càng phức tạp thêm.
Hầu hết các trường hợp bị bệnh TCM sẽ qua khỏi nhưng có một số người bệnh, nếu căn nguyên là typ EV71, sẽ có thể bệnh diễn biến phức tạp hơn, bởi vì, virut TCM sẽ làm tổn thương hệ thần kinh trung ương, thể hiện một bệnh viêm màng não điển hình. Biểu hiện là sốt cao, nhức đầu, cứng cổ, buồn nôn, nôn vọt.
Mọi lứa tuổi có thể bị nhiễm virut TCM nhưng không phải tất cả đều bị bệnh mà bệnh chỉ xảy ra ở những cơ thể không có miễn dịch chống lại virut TCM.
Tiên lượng đối với bệnh TCM tùy thuộc vào căn nguyên gây bệnh là do typ A16 hay do typ EV71. Nếu do typ A16, thường là bệnh nhẹ và có thể tự khỏi sau từ 7-10 ngày, nhưng do EV71, có thể có biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm cơ tim cấp hoặc viêm màng não, thậm chí gây tử vong.
Chăm sóc và dinh dưỡng trẻ bị TCM như thế nào?
Chế độ dinh dưỡng của trẻ bị bệnh TCM cũng cần được lưu ý. Cần cho trẻ ăn các loại thức ăn mềm, lỏng mà thường ngày trẻ ưa thích. Không nên cho trẻ ăn thức ăn rắn, cay, nóng và khi cho trẻ ăn không làm đụng chạm đến các vết loét trong miệng trẻ để tránh làm đau miệng thêm và trẻ sẽ sợ hãi không dám ăn.

Cần cho trẻ uống thêm nước ép hoa quả tươi, nếu trẻ đang bú mẹ, nên cho trẻ bú thêm số lần và tăng thời lượng bú. Nếu trẻ sốt cao cần cho trẻ uống thêm dung dịch oresol (ORS), lau mát cho trẻ. Nếu trẻ vẫn sốt trên 38 độ có thể dùng thuốc hạ nhiệt paracetamol, liều trung bình không vượt quá 10mg/kg cân nặng của trẻ, sau đó cần cho trẻ đi khám bệnh càng sớm càng tốt.

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons