Chủ Nhật, 18 tháng 10, 2015

Cảnh giác với các kiểu biến chứng sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết (SXH) được coi là bệnh lành tính, có thể tự khỏi. Tuy nhiên, theo các chuyên gia bệnh nhiệt đới, SXH càng ngày càng có nhiều biến chứng.




Trong số các biến chứng nặng có các loại sau: Biến chứng do tăng tính thấm thành mạch và rối loạn đông máu; xuất huyết phủ tạng nặng, ở giai đoạn muộn do đông máu rải rác nội mạch (DIC).
Khi có các triệu chứng điển hình của SXH cần đưa con em tới cơ sở y tế để điều trị kịp thời. (ảnh minh hoạ). Đàm Duy
Điểm đáng lưu ý, ngoài biến chứng liên quan tới xuất huyết, bệnh SXH còn gây biến chứng ở nhiều cơ quan khác trên cơ thể người. Cụ thể là các biến chứng:
Não: Hôn mê và hội chứng não cấp, phù não nặng.
Tim: Tràn dịch màng ngoài tim, suy mạch vành rối loạn dẫn truyền, phù nề khe tim, xuất huyết cơ tim.
Phổi: Tràn dịch màng phổi, phù phổi cấp.
Thận: Suy thận cấp.
Tràn dịch màng bụng, tràn dịch màng tinh hoàn, phù thiểu dưỡng, xảy thai đẻ non ở phụ nữ có thai.
Khi điều trị, các bác sĩ sẽ thực hiện phân loại mức độ bệnh. Theo quy định của Tổ chức Y tế thế giới, SXH Dengue chia thành 4 độ:
Độ I: Sốt + dấu hiệu dây thắt (+), không có xuất huyết tự nhiên.
Độ II: Sốt + xuất huyết tự nhiên dưới da hoặc niêm mạc.
Độ III: Như độ I, II + mạch nhanh nhỏ huyết áp kẹt hoặc tụt, da lạnh, bứt rứt vật vã.
Độ IV: Sốc sâu, huyết áp không đo được, mạch không bắt được.
Khi bệnh nhân có mức SXH độ 3, các biến chứng nói trên sẽ “ồ ạt” đổ ra tấn công gây tiên lượng xấu khi điều trị. BS Nguyễn Minh Tiến- Phó khoa Hồi sức (BV Nhi Đồng 1, TPHCM) cho biết, khoa đã cấp cứu nhiều ca SXH độ 3. 
Tùy từng trường hợp, bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị phù hợp nhưng trong trường hợp SXH độ 3, bệnh nhân sẽ được đặt catheter đo áp lực tĩnh mạch trung ương (CVP), để quyết định duy trì dịch chống sốc, catheter động mạch quay đo huyết áp xâm lấn, dùng vận mạch dopamine, dobutamine để duy trì huyết áp, truyền máu, huyết tương tươi đông lạnh, tiểu cầu để cầm máu xuất huyết tiêu hóa.
Ngoài ra, nếu bệnh nhân bị tràn dịch màng bụng nhiều, gây suy hô hấp nặng không thở được, bác sĩ sẽ phải chọc dò màng bụng, giải ép, giúp bệnh nhân bớt khó thở”.
Chính vì vậy, theo khuyến cáo của các bác sĩ, cha mẹ bệnh nhi mắc SXH cần theo dõi kỹ biểu hiện sốt của con. Khi có các triệu chứng điển hình của SXH cần đưa con em tới cơ sở y tế điều trị kịp thời, tránh để biến chứng nặng.




Cảnh báo: Bệnh nguy hiểm ai cũng mắc khi làm "chuyện ấy"

- Giang mai (syphilis) là một bệnh lây truyền qua đường tình dục do xoắn khuẩn Treponema pallidum (xoắn khuẩn giang mai) gây ra. Đường lây truyền của bệnh giang mai hầu như luôn luôn là qua đường tình dục. 
Người bị bệnh giang mai có thể gặp tổn thương tại tất cả các cơ quan trong cơ thể như viêm loét cơ quan sinh dục, phát ban ngoài ra, đau nhức cơ xương, thậm chí gây ảnh hưởng đến nội tạng như gan, tim mạch, thần kinh…
Nếu không được điều trị, bệnh giang mai có thể gây nguy hiểm cho các bộ phận bên trong cơ thể, tổn thương thần kinh, mất trí nhớ hoặc tử vong. Kiểm tra bằng cách xét nghiệm máu.
Bệnh lậu là một trong những loại bệnh lây lan qua đường tình dục khá phổ biến trong xã hội hiện nay. Bệnh lậu rất dễ lây truyền, gây tổn hại đến sức khỏe nói chung và sức khỏe sinh sản nói riêng của người bệnh. Nếu không được chữa trị kịp thời, các triệu chứng bệnh lậu sẽ càng trở nên nặng hơn.
Bệnh lậu có thể lây lan qua máu đến các khớp xương, gây ra các triệu chứng giống như viêm khớp. Kiểm tra bằng cách kiểm tra nước tiểu hoặc xét nghiệm các mẫu dịch.
Biểu hiện của bệnh sùi mào gà
Bệnh mụn rộp sinh dục do một loại virus herpes gây ra. Loại virus này có khả năng lây truyền mạnh và sống trong cơ thể người bị nhiễm suốt đời. Nếu một người bị mụn rộp sinh dục lan trên mặt thì các biểu hiện cũng giống như bị bệnh ở “vùng kín”, thường là mụn nước phát triển thành chùm, tạo thành vết loét gây nóng, bỏng, rát, nhói…
Viêm âm đạo là bệnh thường gặp ở hầu hết phụ nữ, bệnh gây ảnh hưởng tới sức khỏe phụ nữ, nhất là chức năng về sinh sản. Viêm âm đạo nếu không được điều trị gây những tổn thương mạn tính kéo dài nhiều năm tại âm đạo và cổ tử cung có thể tạo điều kiện cho ung thư phát sinh và phát triển.
Triệu chứng của bệnh viêm âm đạo đôi khi rõ ràng nhưng có lúc lại không cụ thể và có những diễn biến âm thầm. Điều này khiến cho nhiều chị em chủ quan mà không điều trị kịp thời dẫn tới những biến chứng không mong muốn.
Herpes sinh dục. Herpes sinh dục có thể gây nhiễm trùng có khả năng gây tử vong ở trẻ sơ sinh. Kiểm tra bằng cách khám lâm sàng, xét nghiệm máu hoặc kiểm tra mẫu dịch (dịch âm đạo).
HIV. Phải mất 10 năm thì bệnh HIV phát triển thành AIDS toàn diện – nhưng điều đó không có nghĩa là trong từng đó năm bạn không cần kiểm tra. Kiểm tra sức khỏe là điều cần thiết để biết bệnh HIV có xu hướng phát triển nhanh chậm đến đâu. Kiểm tra bằng cách kiểm tra máu.
Sùi mào gà là một trong số 8 căn bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, mức độ nguy hại của nó đối với sức khỏe con người không thể coi nhẹ.
Sùi mào gà không những có thể lây truyền qua tiếp xúc tình dục mà còn có thể lây nhiễm qua tiếp xúc gián tiếp như: khăn tắm, bồn tắm, quần lót có chứa vi khuẩn… 
Cũng có những trường hợp nhiễm bệnh ở các bộ phận khác của cơ thể ngoài cơ quan sinh dục như: quanh hậu môn, vòm họng, dưới nách, da đầu… Đặc biệt rất dễ lây nhiễm khi tiếp xúc mà trên niêm mạc da có các vết thương nhỏ.


Mùa mưa cảnh giác với dịch sốt xuất huyết

Sau khi bị muỗi vằn đốt, thời gian ủ bệnh từ 3 - 6 ngày, có thể kéo dài đến 15 ngày thì xuất hiện triệu chứng bệnh sốt xuất huyết.

Hiện tại, bệnh sốt xuất huyết chưa có thuốc đặc trị cũng như vắc-xin phòng ngừa, Do đó, việc cảnh giác với bệnh, nhất là vào mùa mưa, là việc làm không thể thiếu trong mỗi cá nhân và gia đình.
Sốt xuất huyết là bệnh được lây từ người sang người, qua vật trung gian truyền bệnh là muỗi Aedes Aegypti. Trong dân gian gọi là muỗi vằn. Muỗi rất nhanh nhẹn, thường bay lượn quanh chỗ người lớn hay trẻ em sinh hoạt vui chơi, khi có thời cơ, sẵn sàng đáp xuống chích hút máu.
Muỗi hoạt động tìm mồi suốt ngày, nhưng thường hoạt động tích cực vào sáng sớm và chiều tối, khi không khí vừa mát mẻ vừa ấm áp, độ ẩm thích hợp và chỉ đậu nghỉ khi đã no máu hoặc vào ban đêm.
Muỗi thích trú đậu nơi có ánh sáng trung bình, không quá sáng cũng không quá tối, kín gió hay gió nhẹ, ấm áp, có độ ẩm thích hợp, thích đậu trên rìa mép mùng, mền, quần áo nhất là vải có màu tối đậm, có nhiều lông tơ mịn như vải len chẳng hạn, và cũng thích trú đậu trên quần áo đã mặc rồi có mùi mồ hôi chưa kịp giặt giũ. 
Trong năm, muỗi phát triển mạnh nhất vào mùa mưa, theo ghi nhận các nhà dịch tễ học là 81,38% và mùa nắng là 18,62%.
Bệnh sốt xuất huyết Dengue do virút Dengue gây nên. Sau khi bị muỗi vằn đốt, người bệnh có thời gian ủ bệnh từ 3 - 6 ngày, có thể kéo dài đến 15 ngày thì xuất hiện triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết. 
Người bệnh sốt cao đột ngột, mệt mỏi, nhức đầu, đau sau hốc mắt, đau cơ nhất là đau ở thắt lưng và đôi khi đau chân, thường kèm theo đau họng, buồn nôn, nôn mửa, đau vùng thượng vị và tiêu chảy.
Muỗi vằn - vật trung gian truyền bệnh
Muỗi vằn - vật trung gian truyền bệnh

Ở trẻ em, sốt cao 39 - 400C, sốt liên tục trong 3 - 4 ngày, đau họng và đau bụng; người bệnh sau khi giảm sốt từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 8, thì xuất hiện xuất huyết nhẹ dưới dạng các chấm xuất huyết dưới da, nốt xuất huyết. 
Sau giai đoạn này, xuất hiện ban dạng dát sẩn đa hình thái, đôi khi gây ngứa, đầu tiên ở thân mình và lan rộng theo hướng ly tâm đến các chi, mặt, lòng bàn tay và lòng bàn chân. 
Ngoài ra, người bệnh còn bị sốc với mạch nhanh, nhẹ, huyết áp giảm hoặc không đo được, chân tay lạnh, bứt rứt... Kèm theo một số triệu chứng không đặc trưng như: chán ăn, đau cơ, đau khớp, đau bụng. Bệnh sốt xuất huyết hoàn toàn có khả năng dẫn đến trụy tim mạch, rất dễ gây ra tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời...
Chú trọng phòng ngừa: trong mùa mưa, mỗi cá nhân, mỗi gia đình cần nâng cao ý thức phòng bệnh sốt xuất huyết vì hiện tại chưa có thuốc đặc trị cũng như vắc-xin phòng ngừa. 
Phòng bệnh chủ yếu là kiểm soát côn trùng trung gian truyền bệnh như: tránh muỗi đốt, diệt lăng quăng, diệt muỗi trưởng thành, theo nguyên tắc: không có lăng quăng, không muỗi, sẽ không có sốt xuất huyết. 
Chúng ta phải luôn có ý thức dọn dẹp nhà cửa ngăn nắp, sạch sẽ, thoáng mát, không treo quần áo làm chỗ cho muối trú đậu, loại bỏ các vật chứa nước đọng như gáo dừa, lon, đồ hộp, ly, chén, chai lọ bể, vỏ xe…, thay nước bình bông mỗi ngày, đổ dầu hôi hoặc pha nhiều muối vào chén nước chống kiến chân tủ thức ăn để triệt nơi sinh sản của muỗi. 
Cần ngủ màn kể cả ngày và đêm, mặc quần áo dài tay, không ngồi chơi chỗ tối, đuổi muỗi bằng đốt nhang muỗi, xịt muỗi hay kem thoa chống muỗi.
Một nghiên cứu vắc-xin phòng sốt xuất huyết đang được tiến hành, ở Đại học Mahidol (Thái Lan) với sự cộng tác củaWHO. Vắc-xin này tỏ ra an toàn và đang được đưa vào thử nghiệm trên lâm sàng.


Rửa tay bằng xà phòng - Giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho rằng, rửa tay được coi là liều vaccin tự chế, đơn giản, hiệu quả, dễ thực hiện, có thể cứu sống hàng triệu người. Chỉ một động tác rửa tay sạch đã làm giảm tới 35% khả năng lây truyền vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy làm tử vong hàng triệu người mỗi năm trên thế giới. Việc rửa tay cũng có thể làm giảm rủi ro nhiễm khuẩn tiêu chảy tới 47%, nhiễm khuẩn đường hô hấp tới 19-45%...
Bàn tay bẩn là nơi vi sinh vật gây bệnh tồn tại và phát triển. Qua bàn tay bẩn, cơ thể chúng ta, đặc biệt là trẻ em rất dễ bị nhiễm các bệnh: tiêu chảy, viêm phổi, tay - chân - miệng, nhiễm giun sán, cúm gia cầm và các bệnh truyền nhiễm khác. Theo nhiều báo cáo của các chuyên gia kiểm soát nhiễm khuẩn trong và ngoài nước thì các bệnh truyền nhiễm đã và đang diễn ra trong cộng đồng hoàn toàn có thể phòng ngừa được bằng cách giữ gìn vệ sinh, trong đó có rửa tay bằng xà phòng là biện pháp cơ bản nhất.
Rửa tay giúp trẻ phòng bệnh. Ảnh: TM
Rửa tay giúp trẻ phòng bệnh. Ảnh: TM
Theo PGS.TS. Nguyễn Huy Nga - Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế (Bộ Y tế), 80% bệnh tật hiện nay có liên quan đến việc người dân thiếu nước sạch, thiếu ý thức vệ sinh cá nhân, trong đó có việc người dân không có thói quen rửa tay bằng xà phòng... Thế nhưng, theo thống kê của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), tại Việt Nam chỉ có 12% người dân có thói quen rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trước khi ăn, chỉ có 16% rửa tay bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh. 
Đây chính là nguyên nhân khiến người dân, đặc biệt là trẻ em dễ bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn qua đường hô hấp và tiêu hóa như tiêu chảy, tả, lỵ, tiêu chảy do Rotavirus, nhiễm giun sán, nhiễm cúm, bệnh tay - chân - miệng, nhiễm sởi... là những căn bệnh nguy hiểm mà con người có thể phòng ngừa một cách dễ dàng thông qua ý thức giữ vệ sinh cho đôi bàn tay. Theo ông Nga, việc rửa tay bằng xà phòng tưởng như chỉ là chuyện nhỏ, nhưng trên thực tế, thói quen này đã góp phần phòng tránh nhiều nguồn lây nhiễm bệnh hiệu quả, trong đó có bệnh tay - chân - miệng không chỉ giúp cho trẻ em mà còn cho cả người lớn.
ThS.BS. Định Thạc - BV Nhi đồng 1 - TP. Hồ Chí Minh cho biết, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng là một trong những cách tốt nhất để tránh bị bệnh và lây lan bệnh tật cho cơ thể. Các nghiên cứu cho thấy, bàn tay của một người có thể mang tới 4,6 triệu mầm bệnh (tập trung số lượng lớn ở kẽ tay và kẽ móng tay) và dễ lây bệnh từ người sang người. 
Rửa tay thường xuyên sạch sẽ đã làm giảm tới 35% khả năng lây truyền vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy, chính là nguyên nhân gây tử vong cho hàng triệu người mỗi năm trên toàn thế giới. Việc rửa tay cũng có thể làm giảm rủi ro nhiễm khuẩn tiêu chảy tới 47%, giảm đáng kể tình trạng nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp từ 19 - 45% và phòng ngừa rất hiệu quả căn bệnh tay - chân - miệng ở trẻ em.
Thế nhưng trên thực tế, thói quen rửa tay bằng xà phòng trong cộng đồng chưa cao, đặc biệt là rửa tay chưa đúng cách. Thông thường khi rửa tay, mọi người chỉ sử dụng một lượng nhỏ xà phòng, xát qua lòng bàn tay và rửa nhanh lại với nước. Hầu hết người dân không chú ý đến việc rửa sạch mu bàn tay, cũng như các kẽ tay và kẽ móng tay, nơi tập trung chủ yếu của các mầm bệnh và vi khuẩn gây hại. 
Theo nghiên cứu của các chuyên gia của WHO đưa ra và được Bộ Y tế khuyến cáo thực hiện, rửa tay bằng xà phòng thôi không đủ mà phải rửa đúng cách theo 6 bước thì mới đạt được hiệu quả cao trong việc diệt trừ vi khuẩn. “Vì vậy, việc tạo thói quen rửa tay bằng xà phòng trong cộng đồng nhằm giảm các bệnh và vì một thế hệ Việt Nam khỏe mạnh”- ông Nga nhấn mạnh.

6 bước rửa tay đúng cách
- Bước 1: Làm ướt 2 lòng bàn tay bằng nước. Lấy xà phòng và chà 2 lòng bàn tay vào nhau.
- Bước 2: Chà lòng bàn tay này lên mu và kẽ ngoài các ngón tay của bàn tay kia và ngược lại.
- Bước 3: Chà 2 lòng bàn tay vào nhau, miết mạnh các kẽ trong ngón tay.
- Bước 4: Chà mặt ngoài các ngón tay của bàn tay này vào lòng bàn tay kia.
- Bước 5: Dùng bàn tay này xoay ngón cái của bàn tay kia và ngược lại.
- Bước 6: Xoay các đầu ngón tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại. Rửa sạch tay dưới vòi nước chảy đến cổ tay và làm khô tay.
Rửa tay thường xuyên sạch sẽ đã làm giảm tới 35% khả năng lây truyền vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy.


Khi gia đình có người cao tuổi mắc bệnh lao

Bệnh lao không từ một ai, nhưng tỉ lệ người cao tuổi (NCT) mắc lao thường cao hơn do đối tượng này có sức đề kháng kém và thường có thêm một số bệnh mạn tính.

Những gia đình có người đang điều trị lao cần quan tâm đến một số vấn đề về phương pháp điều trị và cách phòng tránh để không lây nhiễm cho những thành viên khác.
Lời khuyên của thầy thuốc
Để phòng tránh bệnh lao cần chú ý giữ gìn sức khỏe, bảo vệ đường hô hấp, tránh tiếp xúc với nguồn lây trực tiếp bằng cách đeo khẩu trang. Nên ăn uống và ngủ, nghỉ điều độ, tập thể dục thể thao ở mức độ thích hợp thường xuyên. 
Khi thấy các triệu chứng nghi lao nên đến khám để phát hiện kịp thời bệnh lao và chữa trị sớm để chóng lành bệnh. Trong điều trị cần phải kiên trì uống thuốc trị lao đủ thời gian và kiểm tra X-quang phổi, xét nghiệm đờm, theo quy định.
Lao phổi là một bệnh khá phổ biến hiện nay. Tại nước ta mỗi năm có thêm khoảng 130.000 người bị lao và có 20.000 - 30.000 người chết vì lao. 
Tỉ lệ lao phổi ở NCT khá cao khoảng 25 - 30% nghĩa là cứ 100 NCT thì có 25 - 30 người bị mắc bệnh lao. Lao phổi ở NCT thường đi kèm theo những bệnh khác của tuổi già làm cho việc phát hiện và điều trị sớm gặp nhiều khó khăn.
NCT sức đề kháng giảm nên các vi trùng lao bị nhiễm từ lúc trẻ sau nhiều chục năm ở trạng thái ngủ nhân một cơ hội thuận lợi hoạt động trở lại gây ra bệnh lao. Do bị nhiều bệnh mãn tính nên thường xuyên đến các bệnh viện, trung tâm y tế, nên cũng thường tiếp xúc với các bệnh nhân khác, do đó cũng dễ bị lây nhiễm.
Biểu hiện lao phổi ở NCT thường âm thầm, các triệu chứng thường gặp ở bệnh lao như: sụt cân, mệt mỏi, sốt về chiều, thường bị che lấp bởi các tình trạng khác của người già, sốt ít khi cao và người bệnh có thể không nhận ra, cũng có thể gặp tình trạng đổ mồ hôi về đêm và ho ra máu thì ít khi gặp. 
Chẩn đoán cũng gặp nhiều khó khăn. X-quang phổi không điển hình do chồng chéo nhiều bệnh phổi mãn tính khác ở NCT.
NCT có thể kèm theo các bệnh làm cho lao phổi nặng thêm và khó điều trị. Người bệnh đái tháo đường nếu không được điều trị tốt sẽ dễ bị bệnh lao và để điều trị lao tốt phải giữ đường huyết ở mức ổn định thường xuyên. Bởi vì đường trong máu cao là môi trường tốt cho vi trùng lao phát triển.
Triệu chứng bệnh lao phổi
Triệu chứng bệnh lao phổi
NCT thường hay đau khớp do đó thường dùng các loại thuốc giảm đau kháng viêm. Nếu dùng lâu dài loại thuốc có chứa corticoid như: prednisolon, dexamethason, hydrocortison... sẽ bị giảm sức đề kháng nên dễ bị nhiễm trùng, đặc biệt là nhiễm lao và nhiễm nấm. 
Vì vậy, không nên tự ý dùng các loại thuốc corticoid. Khi sử dụng corticoid phải thận trọng theo dõi các phản ứng có hại và nhanh chóng báo cho thầy thuốc biết.
Trong quá trình điều trị bệnh lao phổi ở NCT cần lưu ý: bệnh lao phổi có tính lây lan cao, vi trùng trong đờm càng nhiều thì tính lây lan càng cao. Do vậy, trong vòng 3 tháng đầu điều trị, người bệnh cần chủ động phòng tránh lây lan cho người thân bằng cách hạn chế tiếp xúc thân mật, nhất là với trẻ em vì trẻ rất dễ bị nhiễm vi trùng lao. 
Gia đình người thân cũng cần giải thích động viên đồng thời khéo léo giúp người bệnh không mặc cảm vì sinh hoạt tạm thời cách ly, tình trạng này sẽ giảm dần sau khoảng 2 - 3 tháng điều trị thuốc kháng lao. Khi vi trùng lao trong đờm không còn nữa thì bệnh nhân có thể sinh hoạt lại bình thường với gia đình...
Hiện nay có 5 loại thuốc thường được dùng trong điều trị bệnh lao làStreptomycinRifapicinIsoniazidePyrazamid và Ethambutol. Tùy theo tình trạng bệnh mà người bị lao sẽ được dùng phối hợp các loại thuốc này theo công thức của chương trình chống lao quốc gia. 
Nếu bệnh nhân dùng thuốc không đủ liều, hoặc thường xuyên quên uống thuốc, uống không đủ thời gian sẽ dẫn đến hiện tượng bị kháng thuốc và không còn thuốc để điều trị bệnh này. Ngoài việc dùng thuốc, người bệnh lao cần nghỉ ngơi nhiều, hạn chế căng thẳng về tinh thần, tránh thức khuya dậy sớm


 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons