Thứ Sáu, 31 tháng 7, 2015

Vì sao tiêm vaccine vẫn mắc bệnh?

Dịch bệnh truyền nhiễm như thủy đậu, viêm não, tay chân miệng… bắt đầu vào mùa. Vì sao nhiều trường hợp dù đã tiêm vaccine vẫn mắc bệnh? PGS - TS Nguyễn Trần Hiển. Ảnh: Thái Hà PGS.TS Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ T.Ư cho biết: Tiêm vaccine là đưa vào cơ thể một kháng nguyên để kích thích cơ thể sản sinh miễn dịch chủ động để dự phòng bệnh. Tuy nhiên, trên thực tế, không có vaccine nào là hoàn hảo và bảo vệ 100% cho người được tiêm. Theo tài liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), nếu tiêm chủng đúng lịch thì hiệu lực của các loại vaccine và thời gian bảo vệ cơ thể phòng bệnh cũng khác nhau đối với từng loại vaccine...

Nguy cơ phân tán virus đậu mùa qua vũ khí sinh học

Nhiều người lo sợ những kẻ “chơi xấu” có lấy được những virus đậu mùa và cố tình phân tán qua vũ khí sinh học. Nga và Mỹ nói rằng cần thêm nghiên cứu để tạo ra những loại vắc-xin an toàn hơn để chống lại căn bệnh chết người đã bị xóa sổ từ hơn 30 năm trước. Họ cũng muốn đảm bảo rằng rất cả những mẫu virus dự trữ đã được tiêu hủy hoặc chuyển tới hai kho lưu trữ của Nga và Mỹ nhằm tránh khả năng virus được sử dụng trong vũ khí sinh học. Nhưng bản đề xuất chung của hai nước này nhằm đề ra thời hạn 5 năm nữa mới quyết định có tiêu diệt virus vấp phải sự phản đối của các nước thành viên trong cuộc họp thường niên của Tổ chức Y tế thế giới – vốn...

Phần lớn bệnh nhân liên cầu lợn là nam giới

Theo nghiên cứu vừa công bố của Viện Vệ sinh Dịch tễ T.Ư, phần lớn nam giới mắc bệnh viêm cầu lợn (hơn 98%). Bệnh phân bố tập trung vào một số nhóm nghề nghiệp: chăn nuôi lợn; giết mổ lợn, bán lòng lợn tiết canh, buôn bán lợn hơi. Các ca mắc đều ở người lớn từ 30 tuổi trở lên, trong đó nhóm tuổi từ 40 – 59 tuổi chiếm hơn 79%. Một bệnh nhân mắc viêm cầu lợn. Ảnh minh họa TS Trần Như Dương - Viện Phó viện Vệ sinh Dịch tễ T.Ư cho biết, các yếu tố dịch tễ liên quan đến bệnh nhân trong vòng 7 ngày trước khi khởi phát đều liên quan đến việc chăm sóc lợn ốm, giết mổ lợn hoặc ăn các sản phẩm từ lợn như tiết canh, thịt và phủ tạng lợn chưa...

Bệnh tay chân miệng: có thể tử vong trong 24 giờ

Type virus bệnh tay chân miệng mới sẽ gây viêm cơ tim, viêm thân não, phù phổi cấp, trẻ tử vong nhanh dù nhập viện sớm.      Các cha mẹ cần đề cao cảnh giác vì bệnh tay chân miệng ngày càng nguy hiểm hơn    Trước tình hình bệnh lý tay chân miệng diễn biến phức tạp, tử vong nhanh nên BV Nhi Đồng 1 đã mở lớp tập huấn cho bệnh viện các quận huyện tại TPHCM và các bệnh viện tỉnh. Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, BV Nhi Đồng 1, thời gian này bệnh tăng cao và diễn biến phức tạp, đặc biệt là cha mẹ đưa bé đến nhập viện sớm nhưng do bệnh diễn biến nhanh,...

Vi khuẩn diệt muỗi lây bệnh sốt rét

Loại vi khuẩn này có thể khiến nhiều loại côn trùng bị nhiễm độc, bao gồm cả muỗi. Wolbachia là vi khuẩn có thể khiến nhiều loại côn trùng bị nhiễm độc, bao gồm cả muỗi. Tuy nhiên, vi khuẩn này không làm cho muỗi Anopheles (loại muỗi làm lây lan bệnh sốt rét sang người), bị nhiễm độc một cách tự nhiên. Các nhà nghiên cứu tại trường Đại học Y tế công cộng Johns Hopkins Bloomberg đã chỉ ra việc gây nhiễm trùng bằng cách nhân tạo với những chủng vi khuẩn Wolbachia khác nhau có thể làm giảm đáng kể mức độ ký sinh trùng sốt rét ở người. Các nhà nghiên cứu cũng xác định chủng vi khuẩn Wolbachia sẽ nhanh chóng tiêu diệt muỗi sau khi chúng hút máu. Tế...

Virus bệnh tay chân miệng biến đổi, nguy hiểm hơn

Kết quả xét nghiệm trên mẫu bệnh phẩm của 2 bệnh nhi mắc tay chân miệng đã tử vong cho thấy, có một subtype virus mới. Sau mấy năm không có biến đổi, không có độc lực mạnh, năm nay, virus gây bệnh tay chân miệng (TCM) đã chuyển sang một subtype mới nguy hiểm hơn.   Ngay từ đầu mùa, các nhà chuyên môn đã lo ngại: chỉ có sự biến đổi mới của virus sang một dạng khác mới khiến bệnh tay chân miệng (TCM) gia tăng dữ dội trong những tuần qua ở TP.HCM, và gây diễn tiến bệnh nặng nhanh. Hôm qua, kết quả xét nghiệm trên mẫu bệnh phẩm lấy từ hai bệnh nhi mắc TCM bị tử vong ở TP.HCM (gửi sang xét nghiệm tại một labo ở Đài Loan) đã cho thấy có...

Nhiều thai phụ phá thai vì mắc rubella

Thời điểm này, số thai phụ mắc rubella phải bỏ khoảng 50 ca/ngày. TS Trần Danh Cường, trưởng khoa sản 1 (BV Phụ sản Trung ương) cho biết.   Thai phụ đang được khám tại bệnh viện. Ảnh: L.Hà   Bệnh nhân tăng đột biến   Tại bệnh viện, chị N.T.T, 25 tuổi (Hưng Yên), có thai 22 tuần đang lo lắng cho số phận của đứa con trong bụng, đứa con đầu lòng của vợ chồng chị. Chị T nổi ban khi mang thai được 6 tuần. Lúc đầu nghĩ chỉ là những ban do thay đổi thời tiết, không ảnh hưởng tới thai. Đến khi thai được 22 tuần nhưng thai phát triển chậm. Các bác sĩ siêu âm phát hiện thai chậm phát triển, thiểu ối. Chị Thúy được tư...

TP.HCM: Bệnh thủy đậu “tấn công” người lớn

BV Bệnh Nhiệt Đới TP.HCM đã tiếp nhận hàng chục ca nhập viện điều trị, thời tiết nắng mưa bất thường đang tạo điều kiện thuận lợi cho thủy đậu phát triển.  BS Nguyễn Ngọc Vinh, Trưởng khoa Nội A, BV Bệnh Nhiệt Đới TP.HCM cho biết, trong 3 ngày qua khoa phải tiếp nhận hàng chục trường hợp đến khám, số người phải nằm viện điều trị giao động ở mức từ 12 đến 15 người. Nhiều trường hợp do tự điều trị không đúng cách hoặc nhập viện trễ khiến bệnh nhân gặp phải biến chứng nặng như nhiễm trùng, viêm màng não. Bệnh nhân người lớn bị thủy đậu đang điều trị tại khoa Nội A, BV Bệnh Nhiệt Đới TP.HCM    Bệnh thủy đậu...
Page 1 of 5612345Next

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons